Cẩm Nang | Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh

Sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thuốc trị cảm đúng cách. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc, bạn hãy tham khảo bài viết sau của Hapacol.

1. Định nghĩa về cảm lạnh, cảm cúm

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh xuất hiện rất phổ biến nhưng không nên coi thường.

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm virus. Thực tế, có hơn 200 chủng virus gây cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây hơn 50% ca nhiễm bệnh. Các loại virus khác gây cảm lạnh gồm coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza. Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn. Theo ước tính, trẻ nhỏ có thể mắc cảm lạnh 5-7 lần mỗi năm vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày và sau đó hết hoàn toàn, tuy nhiên hiện nay xuất hiện nhiều loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9,… đây là các chủng virus gia cầm, gia súc có nguy cơ gây tử vong cao. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do cúm vào khoảng 250.000 – 500.000 người một năm. Ở Việt Nam,  có 409.800 trường hợp mắc dịch cúm A/H1N1 trong năm 2019.

2. Triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Mặc dù tác nhân gây ra cảm cúm và cảm lạnh khác nhau nhưng các triệu chứng thông thường khá giống nhau như là:

  • Sốt, ho.
  • Cổ họng đau rát, khó chịu.
  • Hắt xì nhiều.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Chảy nước mắt.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Một số triệu chứng giúp bạn phân biệt cảm lạnh và cảm cúm bao gồm:

Triệu chứng Cảm lạnh Cảm cúm
Sốt Ít gặp Thường gặp
Nhức đầu Ít gặp Thường gặp
Đau nhức Nhẹ Thường gặp, đau nhiều
Mệt mỏi Thỉnh thoảng Thường gặp, kéo dài khoảng 3 tuần
Kiệt sức Không Thường gặp, ngay khi bắt đầu bệnh
Nghẹt mũi Thường gặp Thỉnh thoảng
Hắt hơi Thường gặp Thỉnh thoảng
Đau họng Thường gặp Thỉnh thoảng
Tức ngực Thường gặp Thỉnh thoảng

Khi bị cảm, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị và uống thuốc trị cảm lạnh cảm cúm phù hợp

3. Các loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm

Nếu bạn phát hiện bản thân đã có những triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh như trên, bạn có thể uống thuốc trị cảm hoặc thực hiện các cách trị cảm cúm tại nhà từ thiên nhiên. Tuy nhiên, nên nhớ rằng các phương pháp từ thiên nhiên chỉ điều trị cảm ở mức độ nhẹ, nếu biến chứng cảm lạnh, cảm cúm nặng hơn bạn nên tham khảo 5 loại thuốc trị cảm thông dụng sau đây:

Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi là một loại thuốc trị cảm dùng để điều trị các tình trạng nghẹt mũi bằng cách thu hẹp các mạch máu trong niêm mạc mũi để các mô bị sưng co lại và giảm sản xuất chất nhầy, nhờ đó bạn có thể hít thở dễ dàng. Các loại thuốc thông mũi cũng giúp làm khô chất nhầy trong hội chứng chảy dịch sau.

Thông thường, các thuốc thông mũi có ở dạng viên uống, thuốc xịt và thuốc nhỏ. Nhìn chung, các thuốc thông mũi không nên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Một số hoạt chất thường có trong các thuốc thông mũi như:

  • Oxymetazoline
  • Phenylephrine
  • Pseudoephedrine

Thuốc giảm ho

Ho thực chất là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp đẩy vi trùng và chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, ho liên tục có thể không tốt cho sức khỏe. Do đó, các thuốc giảm ho có thể được dùng nếu cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của bạn.

Các thuốc giảm ho hoạt động bằng cách chặn các xung thần kinh gây ra phản xạ ho, giúp giảm ho trong thời gian ngắn. Thông thường, người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, thường ho rất nhiều về ban đêm. Do đó, bạn có thể cho trẻ uống thuốc trước giờ đi ngủ để trẻ ngon giấc. Một số loại thuốc trị cảm, giảm ho khan phổ biến như:

  • Codein
  • Pholcodine
  • Calyptin
  • Neo-codion
  • Dextromethorphan
  • Chericof
  • Eucalyptine

Hiện nay có rất nhiều thuốc trị cảm cúm cảm lạnh khác nhau

Thuốc long đờm

Các thuốc long đờm sẽ làm loãng chất nhầy, giúp bạn ho dễ dàng hơn. Hoạt chất phổ biến có trong các thuốc long đờm là guaifenesin. Một số loại thuốc long đờm như:

  • Ambroxol
  • Bromhexin
  • Natribenzoat

Các thuốc kháng histamine

Histamine là một chất tự do cơ thể tiết ra khi chúng ta tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng histamine. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm các triệu chứng liên quan đến việc giải phóng histamine, chẳng hạn như:

  • Hắt xì
  • Ngứa tai và mắt
  • Chảy nước mắt
  • Ho
  • Chảy nước mũi

Một số hoạt chất phổ biến trong các thuốc kháng histamine như:

  • Brompheniramine
  • Chlorpheniramine
  • Diphenhydramine
  • Doxylamine

Các hoạt chất này thuộc thế hệ thuốc kháng histamine đời đầu, do đó có thể gây buồn ngủ. Vì tính chất này, bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ kê thuốc này để người bệnh dùng vào buổi tối.

Các thuốc kháng histamine không kê đơn thế hệ thứ hai không gây buồn ngủ, bao gồm:

  • Cetirizine
  • Fexofenadine
  • Loratadine

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên phụ thuộc thuốc kháng histamine để trị cảm lạnh vì nó không thể loại bỏ được virus gây bệnh.

Thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau sẽ giúp giảm các tình trạng đau do cảm lạnh gây ra, như: đau cơ, đau đầu, đau họng, đau tai. Các hoạt chất phổ biến có trong các thuốc giảm đau bao gồm:

Xem thêm: Cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả

4. Lưu ý khi dùng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh

Bạn lưu ý dù dùng thuốc kê toa hay không kê toa thì vẫn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ. Tuy vậy, một số thuốc trị cảm cũng có những lưu ý đặc biệt khi dùng, chẳng hạn như:

đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về những tác dụng phụ của thuốc trị cảm lạnh có thể xảy ra

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thuốc thông mũi

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi vì chúng có thể khiến bạn tăng huyết áp. Đừng sử dụng thuốc xông mũi dạng xịt hoặc thuốc nhỏ để trị cảm hơn 3 ngày vì thuốc sẽ giảm tác dụng sau thời gian này. Sử dụng thuốc xông mũi lâu hơn có thể gây viêm màng nhầy mạn tính.

Các thuốc giảm đau

Nếu bạn sử dụng paracetamol quá mức và quá thường xuyên, bạn có thể bị tổn thương gan. Ngoài ra, paracetamol còn có trong nhiều loại thuốc không kê đơn khác. Vì vậy, nếu không đọc kỹ thành phần thuốc trước khi dùng, bạn có thể sử dụng quá liều paracetamol.

Không dùng nhiều loại thuốc cảm cúm cùng lúc

Thực tế, bạn có thể sử dụng nhiều loại thuốc trị cảm mà không có bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, một số thuốc trị cảm có chứa nhiều hoạt chất, do đó bạn có thể vô tình dùng quá liều một số chất nhất định. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả hơn nhé.

Không sử dụng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm

Không uống thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm, vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus. Việc dùng thuốc kháng sinh có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc và gây hại cho cơ thể.

5. Bố mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ dùng thuốc trị cảm?

Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm cao khi giao mùa, vì sức đề kháng của bé còn non yếu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trị cảm cho bé cũng cần cẩn thận.

Đối với bé bị cảm lạnh, bố mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ dùng thuốc trị cảm cúm vì con có thể bị quá liều hoặc mắc một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Đôi khi, dùng thuốc quá liều có thể gây tử vong. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.

Trẻ dưới 7 tuổi không nên dùng thuốc xông mũi dạng xịt, nhưng bạn có thể cho trẻ dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết cách dùng nước muối sinh lý chính xác nhé. Ngoài ra, bạn cũng không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm tính mạng – hội chứng Reye. Thay vào đó, bạn có thể dùng ibuprofen hoặc paracetamol để giúp trẻ giảm đau và hạ sốt. Các thuốc giảm đau này an toàn cho trẻ khi dùng theo đúng liều lượng dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ. 

Xem thêm: Thuốc cảm cúm cho bé và những lưu ý khi sử dụng

Trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Với trường hợp cảm nhẹ, các bậc phụ huynh có thể cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày hoặc uống nước chanh nóng với mật ong để làm dịu cơn đau họng và giảm ho. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ, nhất là khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Các triệu chứng cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sau 5 ngày.
  • Nhiệt độ lên đến trên 38ºC nếu bé dưới 3 tháng, và trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Bé gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp.
  • Bé ho dai dẳng, kéo dài liên tục nhiều ngày
  • Nếu bé xoa tai với sự khó chịu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã bị nhiễm trùng tai
  • Bé ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc có chất nhầy chảy ra từ mũi.

Cảm là bệnh rất phổ biến. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự mua thuốc trị cảm. Thế nhưng nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. 


Nguồn tham khảo:

Drugs to Relieve Common Cold Symptoms. https://www.healthline.com/health/common-cold-drugs#in-children

Understanding the Common Cold — the Basics. https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/understanding-common-cold-basics#2-7

Các bài viết khác

Đau nửa đầu là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau nửa đầu là một tình trạng rất phổ biến với nhiều triệu chứng. Đặc trưng của cơn đau nửa đầu là...

Đau nửa đầu bên phải và cách điều trị

Đau nửa đầu bên phải, đau đầu ở thái dương,… là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này...

Cách chữa đau họng, viêm họng cho bà bầu dứt điểm

Đau họng là tình trạng viêm ở cổ họng, thường do virus hoặc nhiễm vi khuẩn gây ra. Thực tế theo như...

Đau nửa đầu và đau đầu: Phân biệt như thế nào?

Thuật ngữ rối loạn đau đầu bao gồm nhiều tình trạng hệ thần kinh gây ra các triệu chứng đau ở đầu....

Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đau đầu có thể...

Các loại thuốc trị đau đầu hiệu quả nhất

Thuốc giảm đau đầu nhanh là lựa chọn đầu tiên với cả người bệnh (thuốc không kê đơn) hay bác sĩ chỉ...