F0 có triệu chứng mắc COVID-19 có thể “nhận dạng” bằng những dấu hiệu nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao? Dưới đây là các biểu hiện đặc trưng nhất cho thấy bạn đang mắc COVID-19.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, kích hoạt hệ miễn dịch khiến chúng ta bị sốt. Có thể sốt nhẹ hoặc F0 sốt cao tùy mỗi người. Hay thậm chí F0 không triệu chứng sốt. Tức là dù có không sốt nhưng thực tế bạn vẫn mắc COVID-19.
F0 bị đau họng kèm ho không có đờm (ho khan) liên tục. Nếu phát hiện sốt kèm ho, đau họng tốt nhất bạn nên đi xét nghiệm tại các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra xem có bị mắc COVID-19 hay không.
Vì virus SARS-CoV-2 tấn công đường hô hấp nên sẽ có biểu hiện F0 khó thở do phổi bị ảnh hưởng, nặng hơn có thể gây viêm phổi, suy hô hấp. Một khi người bệnh cảm thấy đau tức lồng ngực và khó thở hay không thở được, lồng ngực lõm vào khi lấy không khí có nghĩa là bệnh đang diễn biến xấu đi, cần được cấp cứu nhanh chóng.
Việc tiêm ngừa vaccine phòng ngừa COVID-19 giúp cho các triệu chứng bệnh xảy ra mức độ nhẹ hơn, giảm tỉ lệ trở nặng nhất là ở những đối tượng có nguy cơ như người già, người có bệnh nền, miễn dịch kém… Tuy nhiên dù triệu chứng nhẹ nhưng vẫn không nên chủ quan vì người bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Thông thường F0 có triệu chứng điển hình là sốt, ho, đau họng và khó thở. Ngoài ra còn một số triệu chứng không phổ biến nhưng có thể gặp tùy trường hợp:
Tuy nhiên nếu người bệnh có những triệu chứng dưới đây cho thấy bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, cần lưu ý:
Khi có các triệu chứng điển hình như sốt, ho, khó thở, mất mùi vị kèm mệt mỏi ớn lạnh, đây là dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19. Ngay lập tức bạn cần tự cách ly trong phòng riêng và đảm bảo không gian cần được thông thoáng, sạch sẽ. Phòng vệ sinh không nên dùng chung với người khác để đảm bảo không lây nhiễm chéo.
Trong gia đình nên hạn chế tiếp xúc với người thân, nhất là với người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người đang có nền. Đây là những đối tượng dễ tổn thương nếu mắc COVID-19 vì hệ miễn dịch yếu và dễ có biến chứng nhất là với người lớn tuổi.
Người chăm sóc cho F0 cần tự phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn, rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần tiếp xúc người bệnh. Chỉ tiếp xúc gần người bệnh khi thực sự cần thiết.
Trong quá trình tự điều trị tại nhà, những đồ dùng cá nhân của người bệnh từ quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, chén dĩa… cần phải chuẩn bị riêng để không dùng chung với người khác. Đây là cách giảm tình trạng lây nhiễm chéo ở mức tối đa.
Vì virus SARS-CoV-2 dễ dàng lây thông qua đường tiếp xúc các giọt bắn khi trò chuyện ở khoảng cách gần. Thậm chí virus có thể bám lên các bề mặt vật dụng cá nhân của người bệnh do đó nếu dùng chung đồ với người nhiễm thì bạn hoàn toàn có khả năng bị lây nhiễm chéo.
Nếu đang nghi ngờ là F0, hoặc đã có kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh dù cách ly vẫn cần thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế lây lan virus trong không gian sinh hoạt như hắt hơi, ho nên lấy khăn giấy dùng 1 lần để che mũi và miệng. Ngoài ra cần rửa tay thường xuyên với xả phòng, nước rửa tay hay dung dịch sát khuẩn.
Chuẩn bị sẵn thuốc để điều trị các triệu chứng như sốt, ho, nghẹt mũi… và liên hệ ngay với nhân viên y tế khi các triệu chứng này không thuyên giảm hay có dấu hiệu trở nặng hơn.
Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu khi F0 có triệu chứng của nhiễm COVID-19. Dù là người bệnh hay người chăm sóc, bạn cũng không nên chủ quan trong việc hạn chế lây nhiễm chéo và tuân thủ quy tắc 5K nhé!
Nguồn tham khảo: https://danang.gov.vn/viruscorona/chi-tiet-cd?id=2709&_c=94677453