Cẩm Nang | Sau khi đã điều trị khỏi, F0 sau bao lâu có nguy cơ tái nhiễm?

Sau khi đã điều trị khỏi, F0 sau bao lâu có nguy cơ tái nhiễm?

Trường hợp đã khỏi bệnh nhưng không có nghĩa là F0 không bị tái nhiễm lần nữa. Vậy khả năng này có cao không? Sau bao lâu từ khi hết bệnh thì dễ bị tái nhiễm lại? Cùng Hapacol tìm hiểu tại đây.

Tỉ lệ tái nhiễm của F0

Khi vừa mới khỏi bệnh thì tỉ lệ F0 tái nhiễm ngay là khá thấp. Tuy thấp nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Tỉ lệ tái nhiễm tăng lên nếu có tiếp xúc gần với các F0 đang trong thời kỳ ủ bệnh hoặc đang điều trị như ăn uống chung, trò chuyện không đeo khẩu trang.

Trong vòng 1 tháng đầu sau khi khỏi bệnh, khả năng tái nhiễm lúc này là dưới 2%. Do cơ thể đã sản sinh ra kháng thể để phòng ngừa, nhưng cũng không nên chủ quan. Người vừa khỏi bệnh vẫn cần hạn chế tiếp xúc gần nơi đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng và rửa tay thường xuyên.

Những trường hợp khỏi bệnh trong vòng 1 tháng đã tái nhiễm lần nữa, theo các chuyên gia y tế sẽ rất khó nếu cùng nhiễm 1 biến chủng 2 lần, vì hệ miễn dịch có thể đủ khả năng bảo vệ sức khỏe. Nhưng F0 tái nhiễm có thể xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu, hoặc do sự xâm nhập của biến chủng khác vào cơ thể.

Không nên chủ quan trước tỉ lệ tái nhiễm

Tỉ lệ tái nhiễm tuy không cao nhưng hoàn toàn có thể xảy ra

Theo như công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tình trạng tái nhiễm COVID-19 trên cùng 1 người có thể nhiều hơn 1 lần với 1 chủng virus hoặc khác chủng đều xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP HCM, khả năng F0 có bị tái nhiễm không hoàn toàn có thể xảy ra nếu đủ điều kiện để virus xâm nhập và nhân bản phát triển. Hiện nay phổ biến nhất là biến chủng Delta và biến chủng Omicron, do đó nếu mắc 1 trong 2 loại này có thể tái nhiễm lần nữa với loại còn lại.

Sau khi khỏi bệnh, khả năng tái nhiễm tăng dần sau khoảng 3 tháng vì nồng độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Theo WHO, các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tái nhiễm đó là chưa tiêm vaccine COVID-19, chưa từng nhiễm virus trước đó và có phản ứng miễn dịch thấp hơn. Hơn nữa khả năng tạo ra kháng thể ở mỗi người là khác nhau, điều đó phụ thuộc nhiều vào cơ địa, bệnh nền.

Tái nhiễm và những điều cần biết

Người bị tái nhiễm có lây được không?

Tái nhiễm tức là bị nhiễm virus mới và có khả năng phát bệnh. Virus vẫn có thể phát triển bình thường tức là vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác nếu không tuân thủ các biện pháp phòng bệnh.

Tái nhiễm vẫn lây bệnh như bình thường

Người tái nhiễm hoàn toàn có khả năng lây bệnh

Điều trị cho người tái nhiễm như thế nào?

F0 tái nhiễm thường có các biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hơn so với người chưa từng tiêm vaccine COVID-19 nhiễm bệnh lần đầu. Nhưng vẫn có số ít tỉ lệ chuyển biến nặng. Việc điều trị phụ thuốc vào diễn biến cụ thể của từng bệnh nhân.

Với người có biểu hiện bệnh nhẹ thì chỉ cần điều trị tại nhà theo hướng dẫn của cơ sở y tế; đảm bảo giữ vệ sinh, dinh dưỡng đầy đủ.

Với các đối tượng nhạy cảm có nguy cơ chuyển biến nặng cần được điều trị tại bệnh viện theo cơ chế bệnh sinh dựa trên mỗi tổn thương và sẽ áp dụng các biện pháp hồi sức khi xảy ra trường hợp nguy kịch.

Tái nhiễm có nguy hiểm không?

F0 tái nhiễm vẫn sẽ có những biểu hiện đặc trưng của COVID-19, xét nghiệm có kết quả dương tính nhưng nhìn chung sẽ có diễn biến lâm sàng nhẹ hơn với người chưa từng tiêm vaccine đã nhiễm bệnh trước đó. Các trường hợp tái nhiễm đều có thể gặp những vấn đề hậu COVID-19 xuất hiện sau khi khỏi bệnh. Việc tái nhiễm có thể có nguy cơ trở nặng nếu đối tượng là người có hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh nền, người cao tuổi…

Vậy nên sau khi khỏi bệnh hoàn toàn cũng không nên chủ quan. Bạn cần thực hiện quy định 5K thường xuyên, đẹo khẩu trang khi ra nơi công cộng và không tiếp xúc gần người nghi nhiễm COVID-19.

Trên đây là những thông tin chung bạn cần biết về trường hợp tái nhiễm sau khi khỏi bệnh. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêm vaccince đầy đủ cũng như ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

Nguồn: http://dongnaicdc.vn/f0-moi-khoi-benh-co-kha-nang-tai-nhiem-nhieu-lan-nhat-la-nguoi-chua-tiem-vacxin

Các bài viết khác

Tái nhiễm Covid và tái dương tính khác nhau như thế nào?

Tái dương tính và tái nhiễm – đây là hai khái niệm dễ nhầm lẫn, vì ý nghĩa của 2 hiện tượng...

Tái dương tính là gì và có nguy hiểm không?

Có rất nhiều trường hợp đã xét nghiệm âm tính trước đó nhưng khi lấy mẫu lần nữa thì lại cho ra...

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy cấp

Dinh dưỡng rất quan trọng khi bé bị tiêu chảy cấp. Khi chăm sóc bé, bố mẹ đừng quên chú ý cung...

Làm thế nào để phân biệt giữa các triệu chứng mắc Covid và bệnh cảm cúm thông thường?

COVID-19 và cảm cúm nhìn chung có dấu hiệu khá tương đồng. Vậy làm sao để phân biệt thế nào là triệu...

Những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc COVID-19

F0 có triệu chứng mắc COVID-19 có thể “nhận dạng” bằng những dấu hiệu nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao? Dưới...

F0 không triệu chứng có cần nhập viện không? Nên điều trị thế nào?

F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì để...