Cẩm Nang | F0 không triệu chứng có cần nhập viện không? Nên điều trị thế nào?

F0 không triệu chứng có cần nhập viện không? Nên điều trị thế nào?

F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì để người bệnh nhanh hồi phục? F0 không triệu chứng có tự khỏi không? Dưới đây là một số thông tin bạn đọc cần biết về điều trị F0 không triệu chứng.

Những điều cần biết khi điều trị tại nhà

Tùy theo biểu hiện của người bệnh mà có nên dùng thuốc hay không. Tốt nhất việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ, bởi nếu dùng trong trường hợp không thực sự cần thiết thì có thể đem lại tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Cách điều trị F0 không triệu chứng cần phải dựa trên các hướng dẫn về việc tự cách ly ở khu vực riêng biệt, hạn chế tiếp xúc với người thân, đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay và súc họng mỗi ngày sát khuẩn. Bên cạnh đó cần lưu lại thông tin đường dây nóng của các cơ sở y tế gần nhất.

F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị thuốc theo hướng dẫn

F0 ở nhà điều trị cần chuẩn bị đủ thuốc theo hướng dẫn

Vậy cần chuẩn bị thuốc men như thế nào để điều trị F0 tại nhà? Dưới đây là những loại thuốc không kê đơn bạn cần mua dự trữ và chỉ dùng khi có triệu chứng cần điều trị. Nên mua sẵn những gì?

  • Các loại thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol (Hapacol)
  • Thuốc trị ho khan.
  • Thuốc chữa tiêu chảy.
  • Nước muối sinh lý súc miệng.
  • Cồn 90 độ sát khuẩn.
  • Người có bệnh nền cần dùng thuốc nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc trong vòng 2 tuần.
  • Thuốc xịt mũi (cho trường hợp nghẹt mũi).
  • Viên uống vitamin C, kẽm.

Trong phòng cách ly của người bệnh nên trữ sẵn nước uống hay nước bù điện giải (nếu bị sốt). Uống nhiều nước có tác dụng duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, dịu cơn ho hay hắt hơi. Uống nước là cách cung cấp thêm độ ẩm cho vùng họng, giúp niêm mạc nhanh lành hơn và hạn chế vi khuẩn xâm nhập thêm.

Điều trị F0 không triệu chứng có thể diễn tiến nặng bất ngờ, nhất là với những người thuộc nhóm đối tượng dễ tổn thương như người già, người có bệnh nền.

Một số dụng cụ theo dõi sức khỏe cần có khi điều trị tại nhà:

  • Nhiệt kế.
  • Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2.
  • Bộ kit test nhanh.
  • Khẩu trang dày ngăn được virus.
  • Găng tay, kính chắn giọt bắn.
  • Các máy đo theo dõi bệnh nền.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Triệu chứng F0 nhẹ có thể dùng các loại thuốc được liệt kê ở trên, tuy nhiên không nên tự ý mua thêm các loại thuốc không kê đơn như dưới đây vì chỉ dùng khi có sự theo dõi, chỉ định của bác sĩ:

  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm
  • Thuốc kháng virus.

Việc tự ý sử dụng các loại thuốc này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Các loại thuốc được quảng cáo kháng lại virus trên thị trường không nên tự ý tìm mua dù bản thân không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.

Không tự ý dùng thuốc nếu không có ý kiến của bác sĩ

Không tự ý dùng thuốc kê đơn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Nếu đối tượng không được chỉ định mà tự ý dùng các thuốc kháng virus sẽ không phát huy được tác dụng giảm tỉ lệ nhiễm nặng, hay ngăn biến chứng hậu COVID-19 sau khi hết bệnh. Thậm chí dùng không đúng cách có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Chẳng hạn như thuốc kháng virus Molnupiravir không được dùng cho F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người có bệnh lí nền về gan, thận…

Còn việc dùng thuốc kháng viêm, chống đông máu, kháng sinh chỉ nên dùng cho bệnh nhân mắc COVID-19 diễn tiến nặng cần nhập viện.

Với nhóm thuốc chống viêm corticoid, thuốc chống đông, đây là loại thuốc đặc trị cần phải được kê đơn tuyệt đối người bệnh không tự ý uống mà không khám trước đó. Nếu dùng không đúng cách có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn như dùng Corticoid tùy tiện làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến bệnh trở nặng hơn; làm rối loạn chuyển hoá, mất kiểm soát đường huyết, tăng huyết áp…

Về thuốc chống đông, chỉ thực sự cần với người bệnh tiến triển nặng cần nhập viện. Còn với điều trị triệu chứng F0 nhẹ, nếu tự ý uống thuốc chống đông còn dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu.

COVID-19 do virus Sars-Cov-2 gây ra nên việc dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng. Do đó mỗi người không nên mua nhiều kháng sinh dự trữ và tùy tiện dùng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về hướng dẫn điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về cách sử dụng các loại thuốc đúng cách và hiệu quả nhất nhé!

Nguồn: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/9-huong-dan-f0-ieu-tri-tai-nha-can-biet

Các bài viết khác

Sau khi đã điều trị khỏi, F0 sau bao lâu có nguy cơ tái nhiễm?

Trường hợp đã khỏi bệnh nhưng không có nghĩa là F0 không bị tái nhiễm lần nữa. Vậy khả năng này có...

Làm thế nào để phân biệt giữa các triệu chứng mắc Covid và bệnh cảm cúm thông thường?

COVID-19 và cảm cúm nhìn chung có dấu hiệu khá tương đồng. Vậy làm sao để phân biệt thế nào là triệu...

Những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc COVID-19

F0 có triệu chứng mắc COVID-19 có thể “nhận dạng” bằng những dấu hiệu nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao? Dưới...

F0 không triệu chứng trở nặng: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

F0 không triệu chứng trở nặng đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trường hợp xấu...

Những điều cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ đường ruột còn non nớt nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chuyện không hiếm. Những nguyên nhân nào trẻ...

Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Để tình trạng này không kéo...