Cẩm Nang | Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Để tình trạng này không kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nên làm gì cho bé nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Vì sao bé bị hắt hơi sổ mũi?

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Sức đề kháng còn kém cũng như hệ hô hấp nhạy cảm hơn người lớn do đó mỗi khi thời tiết thay đổi (nóng lạnh đột ngột), trẻ đổ mồ hôi nhiều nhưng gặp nhiệt độ lạnh đột ngột (bật điều hòa) làm trẻ dễ bị cảm lạnh. Các dấu hiệu đặc trưng đó là trẻ bị ho sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi…

Niêm mạc mũi có lớp nhầy bên trong, là nơi cư trú của các loại vi khuẩn và virus nếu gặp không khí lạnh lượng virus tăng trưởng mạnh dễ làm trẻ bị viêm mũi hay viêm họng. Sổ mũi và hắt hơi là triệu chứng đầu tiên xuất hiện, sau đó nếu không khỏi trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn ho nhiều hay dẫn tới viêm họng, viêm phế quản cấp…

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?

Trẻ bị cảm lạnh thường có biểu hiện ho và sổ mũi

2/ Cách trị ho sổ mũi cho trẻ

Dùng nước muối sinh lý

Nếu thấy trẻ chảy nước mũi màu trong suốt, bố mẹ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối nồng độ 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, dùng 3 – 4 giọt cho mỗi bên mũi. Nhưng nếu thấy nước mũi của bé có màu vàng xanh bạn nên đưa bé đi khám tại bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng nhằm có cách điều trị thích hợp hơn. Nhỏ mũi như thế nào cho đúng cách?

Đầu tiên bạn nên ngâm lọ nước muối vào nước ấm

Cho bé nằm yên và hơi ngửa đầu ra sau.

Lần lượt nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi cho bé. Nếu trẻ dưới 1 tuổi thì nhỏ 2 – 3 giọt, còn với trẻ lớn hơn thì nên dùng 4 – 5 giọt cho mỗi lần nhỏ mũi.

Để chừng 30 giây cho nước muối làm loãng chất nhầy sâu bên trong mũi.

Sau khi làm loãng dịch nhầy, bố mẹ cho bé ngồi dậy và xì mũi vào khăn. Nếu bé còn nhỏ chưa tự làm được thì bạn dùng ống hút dịch mũi để hút ra đờm nhớt bên trong. Sử dụng bằng cách bóp xẹp bóng hút đưa hết không khí ra ngoài sau đó kê đầu hút vào bên trong lỗ mũi, tay còn lại bịt mũi bên kia sau đó thả ống bóp để hút dịch mũi.

Hút mũi và nhỏ mũi cho bé nên thực hiện thường xuyên ngày 4 lần cho đến khi các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi hết hẳn.

Một số cách chữa ho sổ mũi cho bé

Để chữa ho sổ mũi cho trẻ mà không phải dùng đến thuốc, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, từ nước lọc đến nước ép trái cây tươi, sữa hoặc các món ăn lỏng như cháo hay súp để làm lỏng dịch mũi từ đó dễ đi ra ngoài hơn. Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Cho bé uống nhiều nước, hoặc các món ăn lỏng như cháo hay súp để làm lỏng dịch mũi

Có thể nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không? Mẹ nên pha nước tắm ấm chung với gừng vì tính nóng của gừng hòa chung với nước có thể giúp bé thư giãn hơn, làm lỏng dịch mũi từ đó dễ hút mũi cho bé hơn.

Một kinh nghiệm chữa ho sổ mũi từ dân gian đó là bấm huyệt để thông mũi. Động tác này hiệu quả trong việc giúp điều trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi… Vị trí huyệt nghinh hương nằm 2 bên cánh mũi, phía trên rãnh mũi má, khoảng cách từ cánh mũi gần 1cm. Mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi hay chảy nước mũi, bố mẹ chỉ cần dùng đầu ngón tay day bấm ngay vị trí huyệt nghinh hương 2 bên mũi từ 1 đến 2 phút. Động tác nên nhẹ nhàng, chậm rãi và thực hiện 5-7 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi hết hẳn.

Để giảm ho, sổ mũi kéo dài cho bé mẹ có thể dùng dầu tràm hay dầu khuynh diệp xoa bóp vào lòng bàn chân, lưng và ngực kết hợp với mát xa trong vòng vài phút cũng rất hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể cho bé. Khi ngủ không nên bật điều hòa quá lạnh, cho bé mang tất chân, đắp chăn giữ ấm phần cổ.

Bố mẹ nên kê đầu bé cao hơn 1 chút bằng gối hoặc chăn mỏng để hạn chế nước mũi chảy ngược lại vào trong sẽ gây khò khè, khó thở cho bé. Trước khi cho bé ngủ, thực hiện hút mũi và nhỏ mũi để bé ngủ ngon và dễ chịu hơn.

Xem thêm: Các biện pháp chữa trị trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi

Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết để chữa ho sổ mũi cho trẻ nhỏ. Với thời tiết thất thường như hiện nay, hy vọng bố mẹ đã biết cách chăm sóc bé nếu chẳng may bị cảm lạnh rồi nhé!

(Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-so-mui-hat-hoi-lam-sao-cho-het/)

Các bài viết khác

F0 không triệu chứng có cần nhập viện không? Nên điều trị thế nào?

F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì để...

F0 không triệu chứng trở nặng: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

F0 không triệu chứng trở nặng đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trường hợp xấu...

Những điều cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ đường ruột còn non nớt nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chuyện không hiếm. Những nguyên nhân nào trẻ...

CÓ NÊN CHỮA HO SỐT CHO BÉ BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh truyền nhiễm dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tuy có thể điều trị tại...

Bạn đã hiểu rõ về tình trạng đau cơ lưng và đau nhức sống lưng?

Đau nhức sống lưng và đau cơ lưng là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống, hầu như...

TRẺ SAU KHI TIÊM PHÒNG CÓ BỊ SỐT KHÔNG? BAO LÂU THÌ KHỎI?

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, việc theo dõi và chăm sóc bé là rất cần thiết. Trẻ có thể...