Cẩm Nang | CÓ NÊN CHỮA HO SỐT CHO BÉ BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN?

CÓ NÊN CHỮA HO SỐT CHO BÉ BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh truyền nhiễm dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tuy có thể điều trị tại nhà nhưng mẹ có nên chữa ho sốt cho bé bằng các biện pháp dân gian hay không? Làm thế nào để chăm sóc bé đúng cách?

Vì sao bé dễ bị cảm, ho sốt?

Nguyên nhân đó là hệ miễn dịch của trẻ dưới 1 tuổi chưa được hoàn thiện và rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Hệ miễn dịch của bé được tăng cường nhờ vào nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, nhưng sau đó các kháng thể này yếu dần đi khiến bé rất dễ bị mắc cảm lạnh và cảm cúm. Nhưng qua những lần nhiễm bệnh thì kháng thể lại được sản sinh để bảo vệ cơ thể của bé sau này.

Tỷ lệ trẻ ho sốt do mắc cảm cúm trong các trường hợp sau:

Không bú mẹ hoàn toàn: Nguồn dinh dưỡng chủ yếu và gần như duy nhất của bé trong 4 tháng đầu tiên đó là sữa mẹ. Sữa mẹ tăng cường miễn dịch giúp bé tránh các bệnh nhiễm trùng. Nếu trong thời gian này trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì sẽ ít bị cảm hơn so với trẻ nuôi bằng sữa công thức.

Thiếu vệ sinh: Tiếp xúc với bé hay cho bé bú mà không vệ sinh tay thì người lớn rất dễ lây vi khuẩn cho trẻ.

Tiếp xúc với người bệnh: Trẻ tiếp xúc gần với người đang bị cảm lạnh, cảm cúm và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì rất dễ lây bệnh sang cho bé.

Chữa ho sốt cho bé như thế nào?

Cách trị trẻ ho sốt kéo dài khi bị cảm, bố mẹ nên nhớ rằng không tự ý cho bé uống thuốc hay áp dụng các biện pháp dân gian không có cơ sở khoa học. Thực hiện những điều sau đây để bé thấy thoải mái nhất:

Để bé nghỉ ngơi

Bé bị cảm cúm, cảm lạnh sẽ có xu hướng mệt mỏi và mất năng lượng nhanh hơn. Nếu thấy bé có biểu hiện mệt và buồn ngủ, hãy để bé nghỉ ngơi trong nôi hoặc cũi riêng dành cho bé. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt và quan sát biểu hiện của trẻ.

Giữ gìn vệ sinh và rửa tay cho bé để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn.

Giữ vệ sinh cho bé để giảm nguy cơ ho sốt

Cho uống thuốc theo hướng dẫn

Trẻ nhỏ bị sốt thường ít phải dùng đến thuốc. Nhưng nếu trong trường hợp cần thiết, bạn nên cho bé dùng paracetamol, ibuprofen (với trẻ trên 3 tháng tuổi). Không được sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ.

Cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc, không uống quá liều lượng. Khi trẻ có biểu hiện mất nước hoặc nôn mửa, nên đưa bé đi khám ngay. Có nên dùng thuốc trị ho cho trẻ? Không nên cho bé dùng siro ho (nếu bác sĩ không kê toa) vì một số loại không phù hợp cho bé sơ sinh. Bên cạnh việc ăn uống thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng bạn có thể tham khảo bài viết: Trẻ bị sốt nên ăn gì và không nên ăn gì?.

Một số lưu ý khác

Tránh khói thuốc: Môi trường có mùi khói thuốc lá, bụi bặm sẽ làm bé cảm thấy khó chịu hơn. Nhất là tình trạng nghẹt mũi và đau họng kéo dài.

Chỉ dùng thuốc theo chỉ định: Những loại thuốc không kê đơn dùng để hạ sốt cho bé đều có tác động mạnh so với sức chịu đựng của cơ thể bé sơ sinh. Cách chữa ho cho bé bằng thuốc đều khuyến cáo chỉ nên áp dụng cho bé trên 2 tuổi.

Không cho bé uống mật ong: Chữa ho sốt cho bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong, vì có thể gây ngộ độc. Tốt nhất chỉ nên cho bé trên 12 tháng tuổi sử dụng mật ong với liều lượng nhất định.

Không dùng kháng sinh: Cảm cúm thông thường do virus gây ra và kháng sinh chỉ đặc hiệu trong trường hợp nguyên nhân do vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường vitamin C bằng cách cho bé uống nước cam hoặc chanh

Uống nước trái cây tăng cường miễn dịch cho bé

Bảo vệ sức khỏe cho bé như thế nào?

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là lá chắn tuyệt vời nhất bảo bọc con khỏi bệnh tật. Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể dành cho hệ miễn dịch. Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất  cung cấp cho trẻ rất nhiều dưỡng chất mà những loại sữa khác không thể đem đến được.

Rửa tay thường xuyên: Trước khi tiếp xúc hay cho bé ăn, bố mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh truyền nhiễm khác cho bé.

Vệ sinh đồ đạc của bé: Trẻ nhỏ hay có thói quen ngậm cắn, nhất là khi mọc răng. Để hạn chế vi khuẩn bám trên đồ chơi xâm nhập vào cơ thể bé bạn nên vệ sinh thật kỹ các món đồ chơi ưa thích của bé thường xuyên nhé!

Hạn chế đưa bé đến nơi đông người: Phòng ngừa bé bị ho sốt hiệu quả đó chính là không tiếp xúc với nguồn lây. Những nơi công cộng, không gian kín là nơi mà vi khuẩn, virus lây lan nhanh nhất, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay. Nếu trong trường hợp cần thiết phải đưa trẻ ra ngoài, bạn cần đảm bảo mang khẩu trang cho bé, dùng xịt khuẩn và không đứng gần người có triệu chứng cảm cúm.

Che miệng khi ho: Nếu bị ho và hắt hơi, bạn nên che miệng bằng khuỷu tay để hạn chế phân tán vi khuẩn trong không khí. Sau đó bạn nên rửa tay lại thật sạch nhé!

Với những thông tin trên đây, hy vọng bài viết đã mang đến cho mẹ kiến thức về chữa ho sốt cho bé tại nhà để mẹ biết xử lý đúng cách rồi nhé!

Nguồn: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/cach-khac-phuc-cam-cum-cho-tre/

Các bài viết khác

F0 không triệu chứng trở nặng: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

F0 không triệu chứng trở nặng đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trường hợp xấu...

Những điều cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ đường ruột còn non nớt nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chuyện không hiếm. Những nguyên nhân nào trẻ...

Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Để tình trạng này không kéo...

Bạn đã hiểu rõ về tình trạng đau cơ lưng và đau nhức sống lưng?

Đau nhức sống lưng và đau cơ lưng là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống, hầu như...

TRẺ SAU KHI TIÊM PHÒNG CÓ BỊ SỐT KHÔNG? BAO LÂU THÌ KHỎI?

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, việc theo dõi và chăm sóc bé là rất cần thiết. Trẻ có thể...

Những lưu ý khi điều trị cho F0 tại nhà

Hiện nay với trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà....