Cẩm Nang | Thuốc điều trị viêm xoang hay nhất và những lưu ý để có hiệu quả

Thuốc điều trị viêm xoang hay nhất và những lưu ý để có hiệu quả

Viêm xoang xảy ra khi các mô trong xoang bị viêm, điều này cần làm là sử dụng thuốc điều trị xoang.  Nếu chúng bị sưng tấy, chất nhầy và không khí bị giữ lại trong xoang sẽ tăng áp lực lên mặt và gây đau.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

xịt khoáng điều trị xoang

Điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang bằng thuốc

Viêm xoang là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến nhưng không phải lúc nào sử dụng thuốc trị viêm xoang cũng có tác dụng. Điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Vậy nên theo Hapacol, bạn cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này trước khi mua thuốc điều trị.

Có hai loại viêm xoang là cấp tính và mạn tính:

  • Viêm xoang cấp tính: kéo dài đến 4 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính: kéo dài vài tuần, có khi đến nhiều năm. Nguyên nhân thường khó xác định được nên khó điều trị triệt để.

Viêm xoang có thể bắt đầu khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Nhiễm nấm cũng có khả năng gây ra tình trạng này ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Đôi khi viêm xoang mạn tính là do các vấn đề về cấu trúc của mũi hoặc có sự hình thành polyp trong mũi khiến dịch tiết trong xoang không được lưu thông như bình thường.

Viêm xoang cấp tính hay mạn tính đều có các triệu chứng tương tự nhau như

  • Gây đau và tăng áp lực lên mặt
  • Chất nhầy nhiều hơn và có thể có màu sắc khác bình thường
  • Tắc nghẽn mũi

2. Chữa viêm xoang theo tiêu chuẩn y tế

Điều quan trọng nhất để điều trị viêm xoang là phải tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ như bạn bị viêm xoang do dị ứng thì chỉ sử dụng mỗi thuốc thông mũi sẽ không giúp chữa trị bệnh hiệu quả.

Nếu các triệu chứng viêm xoang kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có khi bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT hay MRI để hỗ trợ việc chẩn đoán.

Thông thường, cách chữa viêm xoang tốt nhất là kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm dùng thuốc trị viêm xoang cùng với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.

3. Thuốc trị viêm xoang gồm những loại nào?

3.1. Thuốc kháng sinh

Nếu bác sĩ nghĩ tình trạng viêm xoang của bạn là do vi khuẩn thì họ có thể kê một đơn thuốc kháng sinh. Đối với viêm xoang cấp tính, bạn sẽ cần dùng thuốc trong vòng 10–14 ngày. Đối với viêm xoang mạn tính, thời gian dùng thuốc có thể lâu hơn.

sai lầm trong sử dụng thuốc

Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang

Hãy nhớ là kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại nhiễm trùng xoang do vi khuẩn gây ra. Chúng sẽ không mang lại hiệu quả nếu viêm xoang diễn ra do virus hoặc các vấn đề khác.

3.2.Thuốc giảm đau

Nhiều người bị viêm xoang thường dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hay ibuprofen để giảm bớt khó chịu. Nếu vậy, bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn trong hộp thuốc và không nên dùng lâu hơn 10 ngày. Để đảm bảo an toàn, tham khảo bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại thuốc giảm đau nhanh và hãy nhờ bác sĩ tư vấn xem thuốc nào phù hợp với bạn.

3.3. Thuốc thông mũi

Nhóm thuốc này sẽ làm giảm lượng chất nhầy có trong xoang. Chúng có thể là thuốc dạng xịt hoặc viên uống. Tuy nhiên, không nên sử dụng các thuốc xịt thông mũi quá 3 ngày nếu không tình trạng nghẹt mũi có thể trở nên nặng hơn do tác dụng phụ.

Lưu ý, các thuốc thông mũi thông thường không được khuyến cáo dùng cho những người bị tăng huyết áp, có vấn đề về tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp hoặc khó ngủ. Hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

3.4. Thuốc dị ứng

Nhiều trường hợp viêm xoang xảy ra là do dị ứng không kiểm soát được. Nếu chưa tìm được nguyên nhân, bạn nên làm một vài xét nghiệm thử dị ứng để xem liệu trường hợp của bạn có phải do dị ứng gây ra hay không. Khi đó, loại bỏ dị nguyên và điều trị kháng histamin sẽ có hiệu quả trong chữa viêm xoang.

3.5. Thuốc steroid

Có trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc steroid ở dạng ống hít để làm giảm sưng trong màng xoang. Nếu viêm xoang mạn tính khó điều trị hơn, bạn sẽ cần dùng steroid bằng đường uống.

3.6. Thuốc chữa viêm xoang từ dân gian

Ngoài thuốc tây, thuốc dân gian cũng được nhiều người chọn lựa để cải thiện triệu chứng bệnh.

Củ gừng và ngó sen

Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, trong khi đó ngó sen có tính ấm giúp giải độc, làm sạch đường tiêu hóa, thông mũi. Khi kết hợp với nhau sẽ giúp điều trị xoang một cách an toàn ngay tại nhà.

Ngó sen và gừng tươi

Ngó sen và gừng tươi

– Chuẩn bị:

  • 30g ngó sen
  • 6g gừng tươi

– Cách dùng:

  • Rửa sạch, giả nát
  • Đắp hỗn hợp lên trán, từ khu vực giữa chân mày
  • Sau vài phút thì dịch mủ sẽ chảy xuống họng và bạn sẽ ọe ra mủ.
  • Làm 2 lần trong ngày sáng và tối để sạch mủ, giúp niêm mạc của mũi xoang nhanh được chữa lành.
  • Sau khi đã sạch mủ, nên dùng thêm ké đầu ngựa và tân di theo tỷ lệ 2:1, sào giòn, tán bột mịn. Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê nước ấm vào sáng và tối trong 2 tháng liên tục để giảm sưng viêm ở xoang.

Ngải cứu

Ngải cứu nổi tiếng là vị thuốc chữa viêm xoang hiệu quả, giúp kích thích lưu thông máu đến chỗ bị tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức mũi.

ngãi cứu

Rau ngải cứu có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm xoang

– Chuẩn bị:

  • Ngải cứu tươi:500g
  • Muối:5g

– Cách dùng:

  • Ngải rửa sạch, vớt ra cho ráo nước rồi cắt khúc cở 3cm
  • Cho ngải vào chảo rang nóng cùng với muối.
  • Lấy hỗn hợp bọc vào miếng vải sạch rồi để lên trán 5 – 10 phút để thông mũi, giảm đau đầu do viêm xoang, đau nhức mũi xoang.
  • Phần còn lại có thể lấy miếng vải bọc lại và để dưới gối khi ngủ, dùng cách này mỗi ngày 1-2 lần để kiếm soát viêm xoang

Dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lactic có tác dụng kháng khuẩn, giảm tình trạng kích ứng và phục hồi bệnh. Bạn có thể dùng dầu dừa trộn vào món ăn và pha với nước ấm để súc miệng, hoặc thay cho thuốc nhỏ mũi.

dầu dừa

Dầu dừa giúp kháng viêm, chống lại vi khuẩn

– Chuẩn bị:

  • Dầu dừa nguyên chất
  • Lọ nước nhỏ mũi rỗng

– Cách dùng: 

  • Cho dầu dừa vào trong chai và nhỏ mỗi bên mũi là 2 – 3 giọt
  • Day nhẹ 2 bên cánh mũi để đẩy dầu dừa sâu vào trong xoang
  • Lặp lại 2 -3 lần trong ngày để nhanh chóng cải thiện xoang.

3.7. Phẫu thuật

Nếu bạn bị viêm xoang mạn tính hoặc viêm xoang cấp nhưng liên tục tái phát, mổ viêm xoang sẽ là cách tốt nhất để điều trị. Bác sĩ phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ những nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi và mở rộng xoang giúp dịch tiết thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Tuy nhiên nhắc đến phẫu thuật làm nhiều người e ngại khi điều trị viêm xoang. Để tìm hiểu chi tiết hơn về phẫu thuật loại bỏ viêm xoang hãy đọc ngay bài viếtCó nên mổ viêm xoang không? Những điều cần lưu ý khi mổ viêm xoang”.

4. Những sai lầm thường gặp khi điều trị viêm xoang bằng thuốc

Nhiều người vẫn cho rằng viêm xoang là bệnh không đáng lo ngại. Điều này đã vô tình làm cho việc sử dụng thuốc bừa bãi, tự ý mình điều trị mà không hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Điều này dẫn đến bệnh ngày càng phức tạp và có những tác hại mà không thể lường trước được.

4.1. Không tuân thủ theo liều lượng thuốc điều trị xoang

Thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm là ngừng uống thuốc, bỏ thuốc giữa chừng hoặc dùng thuốc cũ khi bệnh tái phát…Cần lưu ý rằng một liều lượng kháng sinh thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày hay 10 ngày, nhưng sau đó cở 2-3 ngày là dừng thuốc, không dùng hết liều đã cho ra, hệ quả là bệnh dễ tái phát và lờn thuốc nặng hơn.

4.2. Tự ý mua thuốc

Trước những phiền toái như chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi… Nhiều người hiện nay muốn nóng lòng giảm nhanh triệu chứng bằng cách dùng thuốc Tây như dùng thuốc dạng xịt hoặc kháng sinh liều cao để điều trị. Thuốc uống vào vô tình làm chết đi vi khuẩn có lợi, làm cho vi khuẩn có hại có sức để kháng lại thuốc hoặc mất đi sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, dần dẫn đến bội nhiễm niêm mạc.

Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, người bị viêm xoang cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho lành mạnh, cụ thể bao gồm:

  • Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể chống lại bệnh tật
  • Trường hợp viêm xoang do dị ứng không nên dị ứng thực phẩm làm bạn bị dị ứng. Tránh xa yếu tố bên ngoài như phấn hoa, khói thuốc, chất tạo mùi…
  • Tránh ăn uống đồ lạnh, nên ăn thức ăn ấm.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, omega 3 và chất chống oxy hóa vào thực đơn, giups nâng cao sức khỏe, bảo vệ niêm mạc của mũi và hộ trợ kháng viêm.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc những nơi nhiều bụi bẫn, không khí ô nhiễm.
  • Tắm nước ấm và tránh để cơ thể nhiễm lạnh
  • Đánh răng sau bữa ăn và súc miệng bằng nước muỗi để tránh vi khuẩn từ khoang miệng tấn công vào trong xoang.
  • Nhỏ nước muối sinh lý từ 5-6 lần để sạch xoang, tống dịch nhày ra ngoài.

Lưu ý: Kháng sinh chỉ có hiệu quả với viêm xoang do vi khuẩn còn với dị ứng, do virus thì kháng sinh không mang lại tác dụng.

5. Phục hồi sau điều trị

Viêm xoang cấp tính thường sẽ khỏi sau khoảng 1–2 tuần tự chăm sóc và uống thuốc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng viêm xoang mạn tính nghiêm trọng hơn nên có thể cần sự can thiệp của bác sĩ hoặc thời gian điều trị dài hơn để giải quyết nguyên nhân gây nhiễm trùng liên tục.

Viêm xoang mạn tính có khi kéo dài hơn 3 tháng. Nếu vệ sinh mũi tốt, giữ cho xoang ẩm và sạch sẽ, đồng thời điều trị sớm các triệu chứng viêm xoang sẽ giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng.


Nguồn tham khảo: 

Sinusitis Treatments and Home Remedies. https://www.webmd.com/allergies/sinusitis#1

https://solife.vn/product/canxi-nào-tốt-cho-người-lớn-top-viên-uống-bổ-sung-canxi-cho-người-lớn/166/

Các bài viết khác

Nên hay không nên mổ viêm xoang? Những điều bạn phải biết

Nếu bạn bị viêm xoang do polyp mũi hay lệch vách ngăn mũi, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn lựa chọn...

Viêm xoang: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị dứt điểm

Đôi khi các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang, gây ra...

9 cách chữa cảm cúm tại nhà giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh

Cúm là căn bệnh gây ra cho một loạt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, từ sốt, ho, cho đến...

Đau đầu do viêm xoang: tưởng nhẹ nhưng không phải vậy!

Đau đầu do viêm xoang là những cơn đau đầu xuất hiện cùng với cảm giác các xoang trên mặt đang bị...

Liệu đau răng hàm có gây đau đầu?

Thực tế, có thể đau răng hàm gây đau đầu hoặc sự kết hợp giữa hai tình trạng này đang cảnh báo...

TOP 8 điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm mạnh sau khi triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin...