Cẩm Nang | F0 không triệu chứng trở nặng: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

F0 không triệu chứng trở nặng: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

F0 không triệu chứng trở nặng đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trường hợp xấu hơn. Vậy nhận biết dấu hiệu này như thế nào và nên làm gì khi F0 trở nặng? Mời bạn đọc tìm hiểu tại đây.

Các dấu hiệu bất thường

Ban đầu F0 không có triệu chứng, nhưng sau vài ngày bỗng nhiên xuất hiện các dấu hiệu như thở nhanh, khó thở, đau tức ngực, da nhợt nhạt… đó là những cảnh báo cho thấy bệnh trở nặng hơn. Nhất là với các đối tượng đặc biệt như người có cơ địa béo phì, người già trên 65 tuổi, có bệnh nền mãn tính (như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) cần phải được chăm sóc đặc biệt.

Thông thường có khoảng 80% bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng như:

  • Sốt (trên 38 độ C), đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan;
  • Nhức cơ bắp;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy…

Và có khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt, và tỉ lệ diễn biến nặng khoảng 5%.

Điều kiện được điều trị tại nhà

Người thực hiện xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên có kết quả dương tính và không có triệu chứng hay chỉ có triệu chứng mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, đau đầu, mất mùi vị, ớn lạnh…

F0 thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ

Đa phần các F0 không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ

Ngoài những dấu hiệu trên, F0 không bị viêm phổi hoặc thiếu ô xy; đo nhịp thở < 20 lần/phút; nồng độ SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có triệu chứng F0 khó thở, thở rít.

Người bệnh không có bệnh nền hoặc có nhưng được điều trị ổn định.

Dấu hiệu trở nặng cần cấp cứu

Dấu hiệu trở nặng của F0 không triệu chứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi có sự thay đổi đột ngột của các chỉ số sau như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp.

Trong quá trình chăm sóc F0 nếu có phát hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải báo cáo ngay với cơ quan y tế địa phương như trạm y tế xã, phường; trạm y tế lưu động, trung tâm cấp cứu:

Khó thở, thở hụt hơi, hít thở thành tiếng, lồng ngực lõm khi hít vào. Đo nhịp thở bằng cách đếm số lần hít thở trong 1 phút:

– Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút

– Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,

– Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

Chỉ số oxi trong máu thấp SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Số đo mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

Huyết áp giảm: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.

Đau tức ngực, khó thở khi hít sâu.

Cả người lơ mơ, mệt lả; trẻ em thì quấy khóc, nằm li bì khó đánh thức.

Da dẻ xanh xao, môi tím tái nhợt nhạt, đầu ngón tay chân sờ vào thấy lạnh.

Trẻ em bỏ ăn, chán ăn hoặc khó ăn uống. Ngoài ra trẻ có biểu hiện như sốt cao, đỏ mắt, ngón tay chân sưng phù phát ban đỏ…

Nhiễm thêm bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng… (ở trẻ em)

Theo dõi các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời

Các dấu hiệu bất thường cho thấy bệnh chuyển biến nặng

Khi thấy F0 khó thở và có một trong những dấu hiệu trên, nhanh chóng liên hệ với đường dây nóng cấp cứu để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. Không tự ý dùng thuốc điều trị hoặc để người bệnh tiếp tục ở nhà vì có thể tình trạng diễn biến xấu đi nhanh chóng.

Lưu ý cho F0 điều trị tại nhà

Với các trường hợp người khỏe mạnh và không thuộc đối tượng dễ tổn thương, nếu đã tiêm vaccine trước đó và hiện tại nhiễm COVID-19, người bệnh nên nghỉ ngơi, tùy theo tình trạng sức khỏe nên vận động nhẹ nhàng; tập hít thở sâu 15 phút mỗi ngày; bổ sung nước thường xuyên; ăn uống đầy đủ 3 bữa đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung thêm trái cây, uống nước hoa quả; tâm lý thoải mái.

Còn với các F0 không có triệu chứng đang thực hiện tự cách tại nhà cần tuân thủ theo hướng dẫn y tế từ cơ quan chức năng, bên cạnh đó cần theo dõi thường xuyên, đo thân nhiệt và ghi nhận các dấu hiệu khác nếu có.

Trong qua trình tự cách ly người bệnh nên giữ vệ sinh cá nhân, bổ sung nhiều vitamin C từ trái cây hay viên uống, súc họng bằng nước muối sinh lý, nghỉ ngơi nhiều hơn. Mua sẵn các loại thuốc hạ sốt, thuốc trị ho đề phòng sử dụng khi cần thiết.

Trên đây là những thông tin gửi đến bạn đọc về dấu hiệu trở nặng của F0 không triệu chứng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách nhận dạng và xử lý những trường hợp trên rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://covid19.gov.vn/11-dau-hieu-f0-can-duoc-xu-tri-cap-cuu-va-chuyen-vien-kip-thoi-theo-huong-dan-moi-nhat-cua-bo-y-te-171220201182710709.htm

Các bài viết khác

Làm thế nào để phân biệt giữa các triệu chứng mắc Covid và bệnh cảm cúm thông thường?

COVID-19 và cảm cúm nhìn chung có dấu hiệu khá tương đồng. Vậy làm sao để phân biệt thế nào là triệu...

Những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc COVID-19

F0 có triệu chứng mắc COVID-19 có thể “nhận dạng” bằng những dấu hiệu nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao? Dưới...

F0 không triệu chứng có cần nhập viện không? Nên điều trị thế nào?

F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì để...

Những điều cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ đường ruột còn non nớt nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chuyện không hiếm. Những nguyên nhân nào trẻ...

Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Để tình trạng này không kéo...

CÓ NÊN CHỮA HO SỐT CHO BÉ BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh truyền nhiễm dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tuy có thể điều trị tại...