Tay chân miệng là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Nếu bạn thắc mắc trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì thì bạn cần biết là hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế các loại thuốc bôi tay chân miệng chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng có thể xảy ra của bệnh.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Khoảng thời gian thông thường từ khi nhiễm trùng ban đầu đến khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu (thời kỳ ủ bệnh) là từ 3-6 ngày. Lúc này, các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em sẽ xuất hiện, bao gồm (1):
Những nốt ban dạng phỏng nước khi vỡ ra khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, kèm theo đó là các biến chứng về hô hấp, tim mạch, thần kinh gây khó khăn trong việc điều trị tay chân miệng. Nhiều bệnh nhi còn gặp phải các dấu hiệu bệnh nặng như:
Xem thêm: Trẻ nên ăn gì khi bị tay chân miệng?
Bệnh chân tay miệng hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh. Do đó, bố mẹ có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh tại nhà bằng các loại thuốc uống điều trị tay chân miệng khác nhau như:
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 38 độ C trở lên, bố mẹ nên nhanh chóng cho trẻ dùng thuốc acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10 – 15mg/kg để làm dịu cơn đau. Trường hợp trẻ không uống được thuốc hoặc khó uống, mẹ nên dùng các sản phẩm có mùi thơm vị ngọt để trẻ dễ uống hơn hoặc có thể thay bằng dạng viên đặt hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tay chân miệng làm cho trẻ bị mất nước khá nhiều, do đó bố mẹ nên bổ sung thêm nước hoặc cho bé uống dung dịch oresol, hydrite được pha theo liều lượng đã được chỉ định. Đặc biệt, bố mẹ cần cho bé súc miệng sạch sẽ thường xuyên với nước muối để giảm tình trạng đau họng.
Các bậc cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại thực phẩm như rau xanh, bắp cải, đu đủ; còn kẽm có nhiều trong các thực phẩm như thịt, trứng, các loại hạt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt. Việc này nhằm tạo hàng rào cơ thể, tạo kháng nguyên, kháng thể cho trẻ mau chóng lành bệnh hơn.
Bố mẹ có thể dùng dung dịch Glycerin Borat lau sạch miệng trẻ trước và sau khi ăn. Bên cạnh đó, gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) cũng có tác dụng sát khuẩn và cách giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Với các vết loét ngoài da, mẹ có thể bôi dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm như dung dịch Povidine, thuốc đỏ, thuốc tím, xanh methylen …
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì, bố mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi sử dụng thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà cho trẻ như sau:
Hầu hết, những bệnh nhi mắc tay chân miệng thường sẽ mau chóng lành trong một tuần sau đó. Tuy nhiên đây là bệnh dễ tái đi tái lại và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì thế, bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức về các loại thuốc bôi tay chân miệng để có thể điều trị tại nhà cho bé hiệu quả và an toàn.
Góc giải đáp:
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?