Sốt là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng không lần nào bé sốt lại giống lần nào nên bố mẹ lại càng lo lắng đến mất ngủ. Không ít bố mẹ lo lắng không biết lần này con lại sốt vì lý do gì? Trẻ sốt cao có nguy hiểm không? Trẻ sốt cao 40 độ nên làm gì? Bài viết sau đây mong muốn chia sẻ những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm ở trẻ khi sốt để bố mẹ có thể thêm sự yên tâm khi chăm sóc con bị sốt.
Sốt là bao nhiêu độ? Sốt là tình trạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn giới hạn nhiệt độ bình thường, thường là từ 37 đến 37.5 độ. Khi các tác nhân gây bệnh, thường gặp nhất là ký sinh trùng và virus xâm nhập cơ thể, cơn sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nhằm chặn đứng và loại bỏ các tác nhân gây bệnh kể trên.
Sốt có những lợi ích rõ ràng như kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt yếu tố xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, sốt có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa trong tế bào và tích lũy năng lượng dự trữ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt, sốt cũng có những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Khi bị sốt cao, cơ thể của trẻ sẽ đặc biệt cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nhịp thở nhanh và ngắn. Ngoài ra, sốt còn khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn chất điện giải. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39 – 40 độ có thể gây ra co giật. Vậy trẻ sốt cao co giật có ảnh hưởng gì? Theo nhiều nghiên cứu, sốt cao co giật có ảnh hưởng các tổn thương thần kinh hoặc gây ra co giật rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.
Khi bé có một trong bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào kể trên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Trước hết bố mẹ cần bình tĩnh, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên và theo dõi các triệu chứng khác có thể xuất hiện.
Sau đó, nếu nhiệt độ của bé dưới 38.5 độ, bố mẹ nên thử các biện pháp hạ sốt: lau nước ấm ở nách, trán và bẹn trong 30 phút hoặc cho đến khi trẻ hạ nhiệt độ; cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
Khi bé sốt trên 38.5 độ, bố mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt cho bé có chứa Paracetamol như Hapacol. Liều dùng 10-15mg/kg/lần đối với Paracetamol, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Thời gian giữa 2 lần uống thuốc từ 4-8 giờ, và chỉ được cho uống khi trẻ vẫn sốt trên 38.5 độ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thuốc Hapacol 250 để điều trị cho trẻ
Ngoài ra, bố mẹ hãy tăng cường bù nước cho bé bằng cách tăng lần bú mẹ với trẻ vẫn đang bú. Đối với các bé lớn hơn, có thể dùng các thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, nước trái cây…
Bố mẹ cần lưu ý cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ khi bị sốt, và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu nguy hiểm đã được đề cập ở trên. Những trường hợp khác, bố mẹ có thể tích cực chăm sóc và theo dõi bé tại nhà.
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phan-loai-va-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-tre-em/