Cẩm Nang | Chăm sóc trẻ an toàn sau tiêm chủng

Chăm sóc trẻ an toàn sau tiêm chủng

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và thiết thực nhất trước những tác nhân gây bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

VẮC-XIN HAY THUỐC CHỦNG NGỪA

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một hoặc một số tác nhân gây bệnh.

CÁC LOẠI VẮC-XIN CẦN TIÊM CHO TRẺ

  • Vắc-xin ngừa Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt.
  • Vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B.
  • Vắc-xin ngừa các nhiễm trùng do Hib.
  • Vắc-xin ngừa Cúm.
  • Vắc-xin ngừa Thủy đậu.
  • Vắc-xin ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella.
  • Vắc-xin ngừa Não mô cầu A + C.
  • Vắc-xin ngừa Viêm gan A.
  • Vắc-xin ngừa Nhiễm trùng do phế cầu trùng.

LỊCH TIÊM CHỦNG CƠ BẢN DÀNH CHO TRẺ EM

Tháng 0 2 3 4 5 9 12 18
BCG (LAO) X
VIÊM GAN B X X X X
NHIỄM TRÙNG DO Hib X X X
DTwP

(BẠCH HẦU-UỐN VÁN-HO GÀ)

X X X X
BẠI LIỆT UỐNG X X X
SỞI X X

 

Cho trẻ đi chích ngừa theo lịch tiêm chủng

Xem thêm: Lịch Tiêm Chủng Cho Bé Các Mẹ Cần Biết

CHỐNG CHỈ ĐỊNH TIÊM CHỦNG

1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TẠM THỜI (tạm hoãn tiêm vắc-xin)

  • Trẻ đang bị sốt thân nhiệt đo được >= 38o
  • Trẻ đang mắc bệnh cấp tính nặng hay trung bình như viêm họng, viêm A-mi-đan, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…
  • Trẻ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dạng kháng viêm Corticoid liều cao, kéo dài trong điều trị bệnh.

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI (không được tiêm vắc-xin)

  • Trẻ được ghi nhận có tiền căn dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin ở lần tiêm trước đó.
  • Sau tiêm vắc-xin trẻ có biểu hiện phản ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản về sau lần tiêm vắc-xin đó thì tuyệt đối không được tiếp tục vắc-xin đó cho trẻ.

QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG AN TOÀN CHO TRẺ

Trẻ cần được chăm sóc và theo dõi kỹ sau tiêm chủng

Sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi ít nhất là 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi trẻ tiêm chủng được cho về nhà.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… cần chăm sóc và theo dõi trẻ đúng cách sau tiêm chủng tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ sau tiêm chủng để trẻ được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm: Mẹ nên làm gì trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

PHẢN ỨNG PHỤ SAU TIÊM CHỦNG

Bất kỳ loại thuốc chủng ngừa nào sau khi tiêm cho trẻ cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ không mong muốn như:

  • Sốt. Sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 39oC trở lên khi đó phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho trẻ bằng thuốc hạ sốt và lau mát bằng nước ấm. Phụ huynh không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau… vấn đề này có thể tồn tại 1 ngày đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại.
  • Dị ứng: có thể là ban da, mề đay, ngứa toàn thân, hồng ban… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có tiền căn, tiền sử bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày. Một số trẻ có khi nổi nốt cứng dưới da có thể kéo dài một đến vài tuần.
  • Một số phản ứng khác: Hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não,… và nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc phản vệ do thuốc chủng ngừa, chiếm một tỷ lệ rất thấp khoảng 1/1.000.000 liều vắc-xin.

CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TRẺ SAU TIÊM CHỦNG

Chăm sóc trẻ bị sốt

  • Trẻ bị sốt nhẹ: Trẻ nhỏ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, trẻ lớn cần cho trẻ uống nhiều nước nhất là những loại nước uống mà trẻ thích kết hợp với lau mát cho trẻ bằng nước ấm.
  • Trẻ bị sốt cao: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại hạ sốt thông thường Paracetamol đơn chất với liều cơ bản là 10mg – 15mg/kg cân nặng mỗi 4 -6 giờ, kết hợp với lau mát bằng nước ấm.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt caoChăm sóc trẻ bị sưng đau sau tiêm chủng

  • Dùng khăn sạch thấm nước mát chườm lên vị trí vết tiêm bị sưng đau.
  • Tuyệt đối không nên đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm như không được đắp khoai, đắp mật ong, thoa dầu nóng… làm như vậy sẽ càng làm cho chỗ tiêm sưng đau nhiều hơn, nguy hiểm hơn có thể gây nhiệm trùng chỗ tiêm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm chủng: Tốt nhất nên giữ chế độ ăn như ngày thường.

[irp posts=”31939″ name=”KỸ NĂNG CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TỪ 0-6 THÁNG TUỔI”]

CHO TRẺ ĐẾN NGAY BỆNH VIỆN KHI PHÁT HIỆN

  • Trẻ bị sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã tích cực hạ sốt bằng thuốc và lau mát.
  • Trẻ quấy khóc kéo dài trên 3 giờ, mẹ dỗ dành nhưng trẻ không nín.
  • Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, nổi ban, quấy khóc, bú kém… nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.
  • Đặc biệt trẻ có biểu hiện tím tái, co giật, bứt rứt, lơ mơ, hôn mê… là những biểu hiện của sốc phản vệ sau tiêm chủng, cha mẹ phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Các bài viết khác

Điểm khác nhau giữa viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Mặc dù viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai tình trạng riêng biệt, nhưng không ít người vẫn nhầm...

Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu cần phải làm gì?

Mang thai là một hành trình đầy niềm vui nhưng cũng không thiếu những thách thức, trong đó, đau lưng trong 3...

7 cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà, an toàn, hiệu quả

Sốt cao ở người lớn gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh và ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt....

Viêm họng cấp ở trẻ em là gì? Có gây ra sốt không?

Viêm họng cấp ở trẻ em rất dễ xảy ra thời điểm giao mùa, nếu không chữa dứt điểm có thể tái...

Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn hậu sản nên làm gì?

Ngoài táo bón sau sinh thì nhiễm khuẩn hậu sản cũng là những vấn đề thường gặp ở nhiều chị em sau...