Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong Vậy triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?
MỤC LỤC NỘI DUNG
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là do muỗi Aedes hay còn được gọi là muỗi vằn. Muỗi sẽ hút máu từ người bệnh rồi truyền virus sang cho người khác thông qua vết đốt. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn bị lây qua đường máu truyền máu của người bệnh sang cho người khác hoặc khi dùng chung 1 kim tiêm. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê năm 2017, Trung tâm Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận khoảng 390 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu. Trong đó, có đến 96 triệu ca nhiễm phải tiếp nhận điều trị tại bệnh viện và phần lớn là trẻ em.
Nhiều người cũng tìm hiểu: Sốt xuất huyết có tái phát không? Những điều lưu ý | Hapacol
Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có diễn biến khá phức tạp và các triệu chứng thay đổi nhanh chóng nên rất khó nhận biết. Cụ thể, bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn với các triệu chứng điển hình như sau:
Sốt là dấu hiệu đầu tiên của trẻ bị sốt xuất huyết. Để phân biệt giữa sốt xuất huyết và các loại cảm sốt thông thường khác, bố mẹ cần chú ý quan sát các triệu chứng đi kèm như sau:
Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh. Đây là giai đoạn nguy hiểm, bé có thể đã hạ sốt nhưng xuất hiện thêm các biến chứng sốt xuất huyết khác như:
Giai đoạn này, bé cần được theo dõi và tiếp nhận điều trị kịp thời, nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Sau khi được chữa trị và qua khỏi giai đoạn nguy cấp khoảng 1 đến 2 ngày sau bé sẽ dần hồi phục và có nhiều chuyển biến tích cực như hạ sốt, có cảm giác thèm ăn, khát nước, huyết áp ổn định, số lượng tiểu cầu và bạch cầu cũng tăng lên khi làm xét nghiệm.
Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết ở trẻ em, các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ là điều trị các triệu chứng của bệnh. Vậy bị sốt xuất huyết nên làm gì? Khi nhận thấy hoặc nghi ngờ bé bị bệnh sốt xuất huyết, ba mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất. Một số trường hợp nhẹ, bé sẽ được chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số cách điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết như sau:
Khi chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết, ba mẹ cần lưu ý các điều sau:
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tốt nhất cho trẻ chính là tiêu diệt nơi sinh sống của lăng quăng, hạn chế khả năng sinh sản của muỗi bằng các cách sau:
Để ngăn ngừa muỗi đốt bé, ba mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:
Hy vọng với các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Ngay hôm nay, các bậc phụ huynh cần chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cũng như “tiêu diệt” nơi sống của muỗi vằn để bảo vệ tốt sức khỏe cho bé cũng như cho cả gia đình mình.