Một trong những tác hại của sâu răng là khiến men răng cũng như lớp ngà răng bị phá hủy, làm cho các dây thần kinh lộ ra, dẫn đến vấn đề răng nhạy cảm và đau. Bạn có thể xoa dịu cơn đau và chữa trị bằng một số biện pháp dưới đât để giải quyết triệt để tình trạng này.
Đau răng đề cập đến những cơn đau nhức, khó chịu phát sinh ở bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng. Thông thường, vấn đề này chủ yếu đến từ sâu răng. Do đó, một số người còn gọi tình trạng trên là đau răng sâu.
Cơn đau răng sâu có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như đau nhói rồi hết hay đau âm ỉ kéo dài vài ngày. Đồng thời, cường độ đau cũng có khả năng dao động liên tục từ nhẹ đến nặng. Thông thường, đau răng sâu sẽ “hành” bạn vào ban đêm, khi bạn ngủ.
Nếu chưa biết khi bị đau răng sâu phải làm sao, bạn có thể tham khảo 7 biện pháp chữa đau do sâu răng do Hapacol khuyến nghị dưới đây:
Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp giảm đau răng sâu nào, bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa trước. Nếu không thể lên lịch hẹn trong thời gian ngắn, bạn có thể yêu cầu nha sĩ hướng dẫn khi bị đau răng sâu phải làm sao.
Để phòng ngừa các loại thuốc tương tác lẫn nhau, bạn cũng hãy đề cập đến các loại thuốc bạn đang dùng với bác sĩ. Đồng thời, đừng hủy cuộc hẹn với nha sĩ, kể cả cơn đau đã biến mất sau đó vì tình trạng giảm đau răng sâu chỉ có tác dụng tạm thời. Mặt khác, sâu răng không thể tự chữa lành nếu không có sự can thiệp y tế.
Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn trong các mảng bám trên bề mặt răng tiết ra axit ăn mòn lớp men bao phủ bên ngoài. Lúc này, răng của bạn nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng, bạn cần tránh những món ăn hoặc thức uống quá lạnh hay quá nóng.
Bên cạnh đó, lớp ngà răng bị ảnh hưởng bởi sâu răng cũng có khả năng phản ứng tiêu cực với sự khắc nghiệt của nhiệt độ, gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu. Vì vậy, khi đánh răng, bạn nên dùng nước ấm thay cho nước lạnh thông thường.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm quá ngọt hay chua trong thời gian sâu răng. Lượng đường hoặc axit cao trong các món này có nguy cơ khiến sức khỏe răng trở nên tệ hơn. Tuy răng sâu không phản ứng quá mãnh liệt với đường hoặc axit tự nhiên như với nhiệt độ, nhưng nếu dùng, cơn đau của bạn sẽ tệ hơn.
Nếu bác sĩ nha khoa đồng ý, bạn có thể sử dùng thuốc không kê đơn (OTC) để giảm đau răng sâu, như paracetamol hay ibuprofen. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng các loại thuốc này chỉ có tác dụng xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể thay thế việc điều trị sâu răng. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ liều lượng khuyến cáo. Tuyệt đối không dùng thuốc quá liều để mau chóng giảm đau.
Nhìn chung, đối với tình trạng đau sâu răng, thuốc giảm đau kháng viêm sẽ dễ dàng đem lại hiệu quả như bạn mong đợi vì hầu hết các cơn đau này đều phát sinh bởi vấn đề viêm mô hoặc dây thần kinh.
Nói chung, một loại thuốc giảm đau làm giảm viêm có tác dụng tốt nhất đối với đau răng, bởi vì hầu hết các cơn đau răng là do viêm các mô hoặc dây thần kinh.
Một biện pháp khác dành cho những ai đang tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề bị đau răng sâu phải làm sao là sử dụng tinh dầu đinh hương. Loại tinh dầu có tính gây tê , phù hợp với việc đối phó với những cơn đau do sâu răng.
Bạn có thể lấy một miếng bông tiệt trùng, thấm một lượng vừa phải tinh dầu đinh hương và giữ bông trên bề mặt chiếc răng đang bị đau trong 10 giây bằng nhíp sạch. Thực hiện đúng thao tác này không chỉ giúp bạn giảm đau răng vào ban đêm, mà còn ngăn ngừa tình trạng nuốt nhầm bất kỳ giọt tinh dầu nào.
Khi cơn đau hoành hành, một số người có xu hướng lảng tránh việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng. Bạn đừng làm vậy, vì giữ vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là một biện pháp thuyên giảm cơn đau do sâu răng. Bạn có thể sử dụng bàn chải mềm và nước ấm để đánh răng. Đồng thời, đối với những mảnh vụn thức ăn còn bám lại trong kẽ răng, thay vì dùng tăm, bạn nên lấy chỉ nha khoa để lấy chúng ra.
Nếu xác định được lỗ sâu răng nằm ở vị trí nào, bạn có thể muốn thử cách tạm thời trám nó lại để giảm bớt cơn đau. Hiện nay, một số nhà thuốc có bán thuốc không kê đơn có khả năng thực hiện việc này.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều này chỉ có công dụng trong thời gian ngắn. Sau đó, bạn vẫn sẽ phải đến gặp nha sĩ để điều trị sâu răng, nếu muốn chấm dứt tình trạng này vĩnh viễn.
Nguồn tham khảo:
How to Manage Your Cavity Pain.
https://www.verywellhealth.com/how-to-manage-a-toothache-caused-by-tooth-decay-1059319.
Cavity Pain: What it Feels Like, Relief & Remedies.
https://crest.com/en-us/oral-health/conditions/cavities-tooth-decay/cavity-pain-what-feels-like-relief-remedies.
Home Remedies for Toothache. https://www.webmd.com/oral-health/home-remedies-toothache.