Việc trẻ đi ị nhiều lần trong ngày thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi. Điều này có thể gây ra nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Trong 6 tuần đầu sau khi bé ra đời: Trẻ thường đi tiêu ít nhất 3 lần mỗi ngày, nhưng có thể lên đến 4 –12 lần. Sau giai đoạn này, có thể bé chỉ đi tiêu một lần mỗi vài ngày, điều này là hoàn toàn bình thường. Phân thường có dạng lỏng, màu vàng.
Đối với trẻ sử dụng sữa công thức: Tần suất đi tiêu thường dao động từ 1– 4 lần mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ cần chú ý trường hợp em bé bị táo bón khi sử dụng sữa công thức, vì vậy việc kiểm tra phân của bé thường xuyên là cần thiết để có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Phân thường có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh.
Tần suất đi ngoài của sơ sinh trong những tuần đầu đời thường phụ thuộc vào loại sữa mà chúng được tiêu thụ, bất kể là sữa mẹ hay sữa công thức.
Việc chuyển đổi giữa sữa mẹ và sữa công thức, hoặc thậm chí là việc thay đổi loại sữa công thức cũng có thể gây ra biến đổi trong lượng phân, tính chất và màu sắc của phân của bé. Những điều chỉnh trong chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất đi tiêu của em bé.
Đôi khi, việc bị hăm tã có thể khiến bé hay đi ngoài nhiều hơn. Khi bé bị hăm, mẹ có thể sử dụng kem chống hăm. Nếu da của bé chưa bị dấy đỏ, hãy thoa một lớp kem mỏng để bảo vệ. Nhưng khi da đã đỏ, nên dùng kem đặc trị có chứa oxit kẽm. Đồng thời, sau khi bé đi ị, mẹ nên để vùng da mông khô tự nhiên, hãy để bé được thoáng khí ngoài một chút trước khi thay tã mới.
Khi trẻ thể hiện dấu hiệu đi ngoài từ 8 –10 lần/ngày, phân lỏng hoàn toàn hoặc có thể màu xanh, có nhầy hoặc thậm chí có máu; cùng với việc trẻ trở nên khó chịu, hay quấy khóc, bú ít hoặc bú kém, có thể có sốt, nôn mửa, đó là biểu hiện rõ ràng của việc trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy.
Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng trẻ bị tiêu chảy có thể tiến triển nhanh chóng, đặc biệt là có thể gây mất nước cơ thể nghiêm trọng, dẫn đến suy thận, suy hô hấp và thậm chí có thể gây tử vong.
Vì vậy, nếu nhận thấy bé có các biểu hiện như đi ngoài liên tục từ 8 – 10 lần mỗi ngày, trẻ khóc khi sờ nắn bụng, trở nên uể oải, không thoải mái, bú ít, mệt mỏi. Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
Chế độ ăn của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu hóa của trẻ sơ sinh khi mẹ đang cho bé bú. Việc trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do chế độ ăn của người mẹ. Vì thế, mẹ cần xem xét và điều chỉnh chế độ ăn của mình để loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sữa mẹ, từ đó cải thiện sức khỏe và tiêu hóa của trẻ.
Ký sinh trùng Giardia Lamblia thường lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm và đôi khi là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng này, bé thường trải qua các triệu chứng của tiêu chảy, bao gồm việc phân có thể tóe nước và có máu.
Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây ra những vấn đề khác như ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất béo trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và đôi khi có thể gây ra cả những cơn sốt nhẹ cho trẻ.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đi ị nhiều lần trong ngày. Một số loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, nhưng cũng đồng thời gây ra các tác dụng phụ. Việc làm mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột có thể gây ra rối loạn về vi khuẩn ruột.
Kết quả là, trẻ không chỉ trở nên đi tiểu nhiều lần trong ngày mà phân cũng trở nên lỏng và có dạng nhầy. Đôi khi, phân có thể có màu xanh hoặc vàng, có bọt và có thể kèm theo máu.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mất mất lượng nước lớn và các chất điện giải quan trọng. Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Các rủi ro có thể gặp phải bao gồm:
Phụ huynh cần đánh giá mức độ mất nước của trẻ theo các cấp độ sau:
Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu trẻ mất nước nặng, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch để bổ sung nhanh chóng chất điện giải cho cơ thể.
Khi thấy bé đi ị nhiều lần trong ngày các bậc phụ huynh thường không khỏi lo lắng và sốt sắn. Chính vì thế mẹ nên:
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây về tình trạng “Trẻ đi ị nhiều lần trong ngày” đã giải đáp được cho mẹ những thắc mắc, băn khoăn vẫn đang gặp phải. Trong trường hợp tình trạng của bé không cải thiện, chúng tôi khuyên mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bé!”