Sốt virus ở trẻ là một vấn đề thường gặp khiến cho các bậc phụ huynh đặc biệt lo lắng. Khi trẻ bị sốt, việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, cùng với các biện pháp chăm sóc đúng cách là điều quan trọng giúp trẻ mau khỏi bệnh và giảm thiểu nguy cơ gây biến chứng. Hãy cùng tìm chuyên gia Hapacol hiểu kỹ các thông tin sau để có những kiến thức cần thiết để đối phó với tình trạng này.
Sốt virus ở trẻ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với virus từ bên ngoài xâm nhập vào. Hiện tượng này giúp cơ thể khống chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh và ngăn chúng gây hại.
Có một số nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị sốt do virus. Đầu tiên là do hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển và chưa hoàn thiện. Hệ miễn dịch yếu có thể làm cho trẻ dễ bị tấn công bởi các virus gây sốt.
Thứ hai, trẻ em thường tiếp xúc gần gũi với những nguồn lây nhiễm, chẳng hạn như trường học, khu vực chơi đùa, hoặc trong gia đình có người bị bệnh. Việc tiếp xúc gần với nhiều người có thể tăng khả năng truyền nhiễm virus từ người này sang người khác.
Hơn nữa, trẻ em thường có thói quen không tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như rửa tay đúng cách hoặc che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Điều này tạo điều kiện tốt cho các các virus xâm nhập gây nên bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ.
Cuối cùng, có thể là do sự thay đổi bất ngờ của thời tiết khiến cho cơ thể của trẻ không kịp thích nghi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến trẻ bị sốt.
Sốt virus ở trẻ thường có những triệu chứng dưới đây:
Khi trẻ bị sốt virus, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng. Tham khảo cách chăm sóc khoa học dưới đây:
Thời gian trẻ sốt virus khỏi có thể dao động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, sốt virus ở trẻ em có biểu hiện sốt cao từ 3 đến 5 ngày, đến ngày thứ 7 các triệu chứng sẽ giảm dần và mất hẳn. Tuy nhiên, có trường hợp triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, đòi hỏi sự can thiệp và điều trị từ bác sĩ.
Theo các chuyên gia bác sĩ từ bệnh viện, trẻ sốt virus vẫn có thể tắm. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý một vài điều khi tắm cho bé như sau:
Với bệnh sốt virus ở trẻ, không cần sử dụng thuốc kháng sinh vì đây là loại bệnh không phải do vi khuẩn gây ra. Điều trị sốt virus tập trung vào giảm triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol (acetaminophen) với liều dùng phù hợp. Bên cạnh đó, quan trọng là bù nước và điện giải cho trẻ, duy trì vệ sinh sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng tốt. Khi sốt cao, nếu bé bị co giật cần uống thuốc chống co giật, cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Lưu ý rằng, trước khi bố mẹ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ, nên tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu sốt của trẻ kéo dài lâu hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại như khó thở, buồn nôn nghiêm trọng, tình trạng mất ý thức, hoặc có biểu hiện cấp tính khác, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ em có các yếu tố nguy cơ như hệ miễn dịch yếu, bệnh lý nền, hoặc tuổi dưới 3 tháng, sốt virus có thể gây nguy hiểm hơn. Trong những trường hợp này, cần thận trọng hơn và nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để có cách chữa trị phù hợp.
Đặc biệt có những trường hợp sốt virus ở trẻ không rõ ràng và chỉ nhẹ dễ khiến cho các phụ huynh không nhận ra và không thể can thiệp kịp thời. Điều này khiến cho bệnh xảy ra các biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thanh quản và thậm chí có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh sốt virus ở trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các cha mẹ trong việc nhận biết, chăm sóc cho con em của mình khi nhiễm bệnh.
Nguồn tham khảo:
https://medlatec.vn/tin-tuc/sot-virus-o-tre-em-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-dut-diem-nhu-the-nao-s195-n18479/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tre-sot-virus-co-nen-tam-khong/