Nước dừa từ lâu được xem là nước giải khát tự nhiên mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy người bị sốt uống nước dừa được không? Làm thế nào để nhanh hết sốt? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ chế miễn dịch khi chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn vào cơ thể. Phát hiện “vật thể lạ”, hệ miễn dịch sẽ truyền tín hiệu lên não, từ đó tăng thân nhiệt lên để virus, vi khuẩn khó sinh sôi phát triển gây tổn thương đến sức khỏe. Sốt 37,5 độ thì bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là sốt nhẹ.
Nước dừa từ lâu đã được nền y học cổ truyền và hiện đại công nhân là một trong các loại nước trái cây tự nhiên rất tốt cho người bị sốt. Vì chúng cung cấp các khoáng chất cần thiết cũng như cân bằng điện giải. Sốt cao uống nước dừa được không? Bạn hoàn toàn có thể dùng nước dừa khi bị sốt, vì đây là loại nước giúp tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật.
Vì sao nước dừa được xem là giàu dinh dưỡng? Xét về thành phần, trong nước dừa có đến 95,5% nước nguyên chất, 4,0% carbohydrate, 2,2 – 3,7 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,4% chất vô cơ, 0,1% protein, 0,1% lipid, 0,02% canxi, 0,01% photpho, cùng nhiều axit amin và vitamin B tốt cho cơ thể. Vì chứa ít calo và chất béo, có lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, đặc biệt là kali – đóng vai trò cân bằng điện giải khi cơ thể mất nước do sốt.
Như chúng ta đã biết, nước dừa có nhiều lợi ích như giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Ngoài việc giúp hạ sốt, uống nước dừa còn hỗ trợ chữa các bệnh khác như sởi, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Tuy nhiên chúng ta cần phải biết uống đúng cách để nước dừa phát huy hiệu quả tối đa cho sức khỏe.
Khi mua nước dừa uống, bạn hãy uống nước trực tiếp từ trong quả dừa. Chỉ chọn quả dừa tươi vừa mới hái, lúc này thành phần dinh dưỡng không bị biến chất, rất tốt cho người đang bị sốt.
Nếu bị sốt 37 5 độ có sao không, có nên uống nước dừa không? Mức thân nhiệt này không được gọi là sốt cao nhưng bạn vẫn nên bổ sung nước dừa để tăng đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên dù tốt đến mấy thì bạn cũng không nên uống quá nhiều (không uống quá 3 – 4 trái trong nhiều ngày liên tiếp). Lạm dụng nước dừa trong các trường hợp sau rất dễ phản tác dụng:
Người hay phải vận động mạnh không nên uống nhiều nước dừa vì có thể làm giảm sức dẻo dai và khiến phản xạ chậm hơn.
Cơ địa sau đây không nên uống nhiều nước dừa: người có da xanh tái, tay chân lạnh, huyết áp thấp, hấp thu kém, ít khát nước, đường ruột yếu dễ tiêu chảy…
Người bị sốt dù là nguyên nhân gì thì cũng có thể uống nước dừa. Bạn chỉ nên uống ở dạng nguyên chất, không pha gì thêm vào nước dừa, nên ăn thêm cơm dừa để dinh dưỡng được hấp thụ trọn vẹn nhất.
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt ba mẹ cần lưu ý ngay
Với trẻ em, nếu sốt 37,5 độ C không nhất thiết dùng thuốc hạ sốt cho bé, có thể cho bé uống thêm nước dừa bổ sung nước và hạ nhiệt cho cơ thể. Chỉ khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên phụ huynh mới cho dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên không nên cho bé uống thuốc chung với nước dừa, vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc đồng thời dinh dưỡng trong nước dừa cũng bị ảnh hưởng.
Để hạ sốt cho trẻ, bạn nên dùng các loại thuốc hạ sốt có chứa paracetamol như Hapacol với liều dùng từ 10 – 15mg/kg dựa trên cân nặng cho một lần uống, mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ. Tổng liều paracetamol cho trẻ bị sốt uống không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ.
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, uống nước dừa, bạn có thể tiến hành chườm mát cho trẻ, để trẻ nghỉ ngơi. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của bé để ứng biến kịp thời.
Với những thông tin trên, qua câu hỏi “Bị sốt uống nước dừa được không?” mong rằng bạn đọc đã biết thêm về những công dụng của nước dừa đối với sức khỏe và có biện pháp chăm sóc khoa học khi bị sốt.