Cẩm Nang | Cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh, trẻ em khi trẻ bị sốt

Cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh, trẻ em khi trẻ bị sốt

CHĂM SÓC CƠ BẢN 

Khi bé sơ sinh, trẻ em bị sốt, cha mẹ nên cơi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Một số phụ huynh mắc sai lầm khi thấy con mình vừa sốt vừa run, sợ con bị lạnh nên quấn nhiều quần áo, đắp nhiều chăn mền làm trẻ càng sốt cao và có thể làm trẻ bị co giật mà dân gian gọi là “làm kinh”.

Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường lầm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 38,5oC, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô,… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiểu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều đối đa không quá 60 mg/kg/24 giờ.

Khi chăm sóc em bé sơ sinh, trẻ em bị sốt cha mẹ cần chú ý trẻ trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho trẻ.

Lau mát cho trẻ bằng nước ấm, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao.

Không nên ủ ấm, mặc nhiều quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt

Cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37,0oC). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.

Nếu trẻ khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vừng nách và khắp người.

  TRƯỜNG HỢP TRẺ SỐT CAO NÊN NHẬP VIỆN NGAY

CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ ĐÚNG CÁCH TRẺ SỐT CAO GÂY CO GIẬT

  • Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi trẻ đang co giật.
  • Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
  • Cởi bó bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
  • Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi trẻ đang co giật tuyệt đối tránh việc ôm chặt trẻ để ngăn co giật, không được dùng vật cứng để ngang miệng trẻ vì sẽ làm tổn thương vùng miệng trẻ, không được vắt chanh, nặn xả hoặc bỏ bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì có thể làm trẻ tắt thở rất nguy hiểm. 

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH, TRẺ EM KHI BỊ SỐT

  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
  • Không nên pha rượu, cồn hoặc giấm vào nước để lau mát cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não của trẻ (hội chứng Reye).
  • Tránh tâm lý “sốt ruột” cần cho trẻ hạ sốt nhanh nên vừa cho trẻ uống hạ sốt vừa đặt hậu môn cùng lúc vì sẽ gây tình trạng quá liều.
  • Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát tích cực,… mà trẻ vẫn không hạ sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị thích hợp hơn.