Các cơn đau răng có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau nhói, dữ dội gây ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt của bạn. Nguyên nhân đau răng rất nhiều, có thể là sâu răng, bệnh nướu răng hoặc các tình trạng răng miệng khác. Trong đó, theo các chuyên gia Hapacol mới tìm thấy, một nguyên do ít được biết đến và cũng không mấy phổ biến khi đau răng đó là viêm xoang.
Viêm xoang và đau răng đều là những triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết đau răng có phải là dấu hiệu của viêm xoang hay không?
Vậy, đau răng có phải là dấu hiệu của viêm xoang? Câu trả lời là có. Đau răng có thể là một triệu chứng của viêm xoang hàm. Nguyên nhân được cho là các xoang hàm nằm ở phía trước của xương hàm, sát với răng hàm trên. Khi xoang hàm bị viêm nhiễm, các mô niêm mạc xoang sẽ bị sưng to, chèn ép vào các dây thần kinh ở vùng răng hàm, gây ra cảm giác đau răng.
Thông thường, đau răng do viêm xoang hàm thường xuất hiện ở một bên hàm trên, gần với vị trí xoang bị viêm. Đau răng thường có tính chất âm ỉ, dai dẳng, tăng lên khi cúi đầu, nằm xuống hoặc nhai. Ngoài đau răng, viêm xoang hàm cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như:
Nếu bạn cảm thấy đau răng và nghi ngờ là đau răng do viêm xoang, điều đầu tiên cần làm là phải cố gắng giải quyết nhiễm trùng nhanh nhất có thể.
Trường hợp nhiễm trùng xoang đã hết nhưng cơn đau răng vẫn còn tồn tại, bạn nên đến gặp nha sĩ lần nữa.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có nhiều cách khác nhau để khắc phục và kiểm soát viêm xoang cũng như đau răng, bao gồm sử dụng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và các liệu pháp tự nhiên.
Thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol (Hapacol), ibuprofen… cũng có khả năng hạ sốt do viêm xoang. Ibuprofen cũng là một chất kháng viêm, có khả năng làm giảm viêm trong xoang mũi.
Nếu cảm thấy quá đau nhức, thuốc giảm đau kết hợp với codein có thể cần thiết trong thời gian ngắn.
Thuốc thông mũi. Các thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi hay thuốc viên đường uống có công dụng giảm nghẹt mũi bằng cách hạn chế lưu lượng máu đến xoang giúp các xoang co lại, bớt sung huyết, phù nề.
Thuốc xịt mũi hay nhỏ mũi có chứa phenylephrine và ephedrine chỉ nên được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn vì có khi gây ra nghẹt mũi hồi ứng (phản tác dụng). Một thuốc thông mũi phổ biến ở dạng viên uống có chứa pseudoephedrine có khả năng giảm sưng do viêm.
Thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn thuốc kháng sinh nếu tình trạng viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hầu hết người bị viêm xoang cấp tính sẽ cải thiện trong 2 tuần mà không cần dùng đến kháng sinh.
Thuốc kháng viêm steroid. Thuốc xịt mũi có chứa steroid giúp ngăn ngừa nhiễm trùng xoang.
Những thuốc loại này hay được khuyên dùng khi bị dị ứng (như dị ứng theo mùa, dị ứng phấn hoa) cũng như trong viêm xoang để làm giảm sưng xung quanh xoang, làm quá trình hít thở dễ dàng hơn.
Kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/lần cũng giúp loại bỏ nhiều vấn đề răng miệng tiềm ẩn có khả năng gây ra đau răng.
Bổ sung nước cho cơ thể sẽ làm loãng chất nhầy, giúp bạn dễ dàng khạc, nhổ hay xì ra ngoài. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cân bằng và nghỉ ngơi đầy đủ giúp làm tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phục hồi sau khi bệnh.
Dùng một khăn ẩm và ấm đặt lên vùng mắt, mũi trong vòng 10–20 phút, thực hiện điều này vài lần một ngày sẽ giúp bạn giảm bớt đau xoang.
Các thuốc xịt làm sạch mũi hoặc nước muối sinh lý bán tại các nhà thuốc có thể hỗ trợ giảm tắc nghẽn đường thở và làm sạch xoang.
Không khí từ máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước bốc lên từ bồn tắm có khả năng làm loãng dịch trong xoang, giảm tắc nghẽn mũi.
Một số thảo dược có khi giúp giảm đau ở xoang. Ví dụ như tỏi là một chất kháng khuẩn tự nhiên.
Đặt một tép tỏi tươi lên răng bị ảnh hưởng bởi viêm xoang giúp giảm đau khá hiệu quả.
Cù nghệ cũng được xem là một loại dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và khi trộn với nước thành bột nhão có thể giúp giảm đau răng.
Ngoài ra, gừng cũng có khả năng chống viêm, giảm đau, giúp chữa trị các nhiễm trùng tiềm ẩn cũng như giảm đau nhức do viêm xoang.
Nguồn tham khảo:
Is Your Toothache a Sign of Sinusitis? https://www.verywellhealth.com/is-your-toothache-a-sign-of-sinusitis-1059305