Cẩm Nang | Cẩm nang | Viêm họng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm họng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm họng là một tình trạng phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân và cách chữa viêm họng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến một số dấu hiệu, triệu chứng của ung thư vòm họng. Bài viết sau đây của Hapacol sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tình trạng này.

Viêm họng là gì?

Viêm họng là một cảm giác đau, khô hoặc ngứa trong cổ họng, đau rát cổ họng khi nuốt một trong những triệu chứng mà nhiều người mắc phải nhất. Hầu hết các cơn đau họng là do viêm nhiễm trùng hoặc do các yếu tố môi trường như không khí khô. Thông thường bệnh sẽ hoàn toàn tự khỏi sau một tuần mà không hề để lại di chứng hay tổn thương nào. (1)

Viêm họng được chia thành nhiều loại, dựa vào khu vực cổ họng bị ảnh hưởng:

  • Viêm họng ảnh hưởng đến khu vực ngay sau lưỡi gà.
  • Viêm amidan là tình trạng sưng cổ họng và đỏ amidan.
  • Viêm thanh quản là sưng và đỏ thanh quản.

Tuy vậy, tình trạng viêm họng cũng là một trong triệu chứng của một số bệnh khác như cúm, sốt, mononucleosis.

Các nguyên nhân gây viêm họng phổ biến

Các nguyên nhân hay bị viêm họng rất đa dạng, từ nhiễm trùng đến chấn thương. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.  (1)

Viêm họng do virus

Virus gây ra khoảng 90% ca viêm họng. Các tình trạng do virus gây ra như:

  • Cảm lạnh
  • Cúm
  • Bạch cầu đơn nhân, một bệnh truyền nhiễm lây truyền qua nước bọt
  • Bệnh sởi, bệnh gây phát ban và sốt
  • Thủy đậu, một nhiễm trùng gây sốt đau họng và nổi mẩn ngứa
  • Quai bị, nhiễm trùng gây sưng tuyến nước bọt ở cổ

Đau họng liên cầu khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm họng. Loại nhiễm trùng phổ biến nhất là đau họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng cổ họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Viêm họng liên cầu khuẩn gây ra gần 40% các trường hợp viêm họng ở trẻ em.

Dị ứng

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cỏ và lông động vật, nó sẽ tiết ra các chất gây các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và kích ứng họng. Chất nhầy dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng. Tình trạng này được gọi là chảy dịch sau mũi và có thể gây kích ứng cổ họng.

Những người bị dị ứng theo mùa có thể nhận thấy tình trạng đau họng kéo dài trong những tháng nóng ẩm, đặc biệt vào những thời điểm khác khi lượng phấn hoa cao. Đồng thời, lúc này, những triệu chứng liên quan khác cũng có thể phát sinh, chẳng hạn như:

  • Ngứa mắt
  • Sổ mũi
  • Ho và hắt hơi
  • Chảy nước mắt

Dịch ứng còn gây chứng dịch mũi chảy sau, tức là đờm có thể chảy ngược xuống cổ họng và từ đó gây đau họng trong nhiều ngày.

Ô nhiễm không khí, không khí bị khô

Hệ quả của việc hít thở khói bụi nói riêng và không khí ô nhiễm nói chung tương tự việc bạn hít phải khói thuốc lá. Đặc biệt, mức độ nghiêm trọng của vấn đề này sẽ càng tăng khi thời tiết trở nên khô nóng hơn. Những người thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau tức ở lồng ngực
  • Ho
  • Đau họng
  • Các dấu hiệu hen suyễn

Không khí khô có thể hút hơi ẩm từ miệng và cổ họng, khiến bạn cảm thấy khô và ngứa. Không khí thường khô vào mùa lạnh hoặc trong phòng máy lạnh. 

Nhiều hóa chất và các hoá chất khác trong môi trường cũng có thể gây kích ứng họng. Khi hút thuốc, khói thuốc lá sẽ theo đường thở đi đến cổ họng của người hút. Lúc này, hỗn hợp hóa chất độc hại ở dạng khí cùng với nhiệt độ cao của nó có nguy cơ gây kích thích các mô nhạy cảm ở lớp niêm mạc. Do đó, những người có thói quen hút thuốc lá có thể bị đau họng kéo dài. Ngoài ra, việc hút thuốc cũng khiến bạn dễ mắc phải những vấn đề sức khỏe có nguy cơ gây đau họng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cúm…

Đồng thời, hút thuốc lá còn là một trong những yếu tố rủi ro dẫn đến ung thư vòm họng. Trong đó, tình trạng đau họng kéo dài chính là dấu hiệu điển hình. Nếu bạn thường xuyên hút thuốc và cơn đau họng của bạn có xu hướng trở nên mãn tính, hãy mau chóng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế. Các bác sĩ luôn có biện pháp giúp đỡ những người muốn bỏ thuốc lá.

Chấn thương

Bất kỳ thương tích nào, chẳng hạn như đánh hoặc trầy xước vào cổ, có thể gây đau cổ họng. Thức ăn mắc kẹt trong cổ họng cũng có thể gây kích ứng khu vực này.

Việc sử dụng các cơ và dây thanh âm quá nhiều, lặp đi lặp lại có thể khiến chúng bị căng, chẳng hạn như bạn có thể bị đau sau khi la hét, nói to hoặc hát trong một thời gian dài.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản – ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Axit đốt cháy thực quản và cổ họng, gây ra các triệu chứng như ợ nóng và trào ngược axit – tình trạng trào ngược axit vào cổ họng.

Thở bằng miệng

Một người có thể bị đau họng kéo dài do liên tục thở bằng miệng trong một thời gian dài. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra lúc ngủ và người bệnh có thể thực hiện trong vô thức. Bạn có thể nhận biết tình huống trên bằng cách kiểm tra miệng có bị khô sau khi ngủ dậy không.

Mũi bị nghẹt, do đờm hoặc viêm amidan, là nguyên nhân chủ yếu của chứng thở bằng miệng khi ngủ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy mau chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Viêm amidan

Viêm amidan là một dạng nhiễm trùng cổ họng gây viêm. Cả virus và vi khuẩn đều có thể đứng đằng sau vấn đề sức khỏe này. Mặc dù viêm amidan có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng trẻ nhỏ vẫn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Liệu trình điều trị của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.

Một số triệu chứng khác của viêm amidan bao gồm:

  • Amidan đỏ hoặc sưng
  • Sốt ớn lạnh
  • Khó nuốt
  • Khàn giọng
  • Đau họng kéo dài và nghiêm trọng
  • Sự hiện diện của các đốm
  • Miệng có mùi hôi

Bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một dạng truyền nhiễm, có nguy cơ kéo dài đến hai tháng. Một số triệu chứng của bệnh lý này tương đối giống cảm cúm, bao gồm cả đau họng. Trong một số trường hợp, tình trạng đau họng kéo dài trong suốt thời gian bạn bị nhiễm trùng.

Hệ miễn dịch yếu

Một người có hệ miễn dịch kém sẽ gặp nhiều khả năng bị đau họng kéo dài. Điều này có thể giải thích bởi trong trường hợp này, tỷ lệ cơ thể bạn thành công trong việc chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật là rất thấp.

Ung thư vòm họng

Theo các chuyên gia, đau họng kéo dài là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng điển hình nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện khác như:

  • Khàn giọng hoặc thanh âm thay đổi khác biệt
  • Thường xuyên ho
  • Gặp khó khăn hoặc đau buốt khi nuốt
  • Khó thở
  • Sụt cân
  • Khối u xuất hiện ở cổ

Thực tế, khàn giọng hay thanh âm thay đổi còn có thể đại diện cho vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu hiện tượng trên kéo dài hơn 2 tuần.

Các triệu chứng viêm họng thường gặp

Các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Khi bị viêm họng, bạn có thể cảm thấy: (2)

  • Ngứa cổ họng
  • Nóng rát
  • Đau buốt
  • Khô họng
  • Nhạy cảm, khó chịu ở cổ họng
  • Kích thích

Đôi khi, các mảng trắng hoặc vùng mủ sẽ hình thành trên amidan. Những mảng trắng này phổ biến hơn ở người bị viêm họng liên cầu khuẩn. Bên cạnh viêm họng, bạn có thể có các triệu chứng như:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Ho, sốt ớn lạnh
  • Các tuyến sưng ở cổ
  • Giọng khàn
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Khó nuốt
  • Mất cảm giác ngon miệng

Viêm họng do nhiễm virus thường tự khỏi sau 2-7 ngày. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây viêm họng cần phải được điều trị. Đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây:

  • Khó thở hoặc đau khi bạn thở
  • Khó mở miệng
  • Đau khớp, đau cổ hoặc cứng cổ
  • Sốt cao hơn 38°C
  • Đau tai
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm của bạn
  • Viêm họng kéo dài hơn một tuần

Những phương pháp giúp chữa viêm họng hiệu quả

Sử dụng thuốc trị viêm họng

Một số thuốc giảm đau họng không kê đơn có thể làm giảm viêm họng bao gồm:

  • Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Aspirin

Bạn cũng có thể sử dụng một kẹo ngậm trị viêm họng hoặc siro để điều trị viêm họng. Tuy nhiên, không dùng kẹo ngậm cho trẻ dưới 4 tuổi.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp giữ cho cổ họng ẩm và làm loãng chất nhầy. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Nước ấm hoặc các loại nước trái cây không chứa acid là lựa chọn tốt.

Nước muối sinh lý

Việc sử dụng nước muối sinh lý để điều trị đau họng là một phương pháp hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện ngay tại nhà. Nước muối sinh lý, với nồng độ muối tương đương với nồng độ muối trong cơ thể, giúp làm sạch cổ họng mà không gây kích ứng. Bạn có thể mua nước muối sinh lý đã được đóng chai sẵn tại các hiệu thuốc, hoặc tự pha chế tại nhà bằng cách hòa tan 9 gram muối vào 1 lít nước đã được đun sôi để nguội. Đổ một lượng nhỏ nước muối sinh lý vào miệng, ngửa đầu về phía sau và nhẹ nhàng súc miệng trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ bỏ.

Tham khảo: Cách chữa đau họng tại nhà siêu dễ dàng

Uống trà gừng hoặc trà mật ong

Trà gừng và trà mật ong là hai phương pháp tự nhiên được nhiều người ưa chuộng để giảm đau họng. Cả hai loại trà này không chỉ dễ chế biến mà còn mang lại hiệu quả làm dịu cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là cách thức sử dụng và lợi ích của trà gừng và trà mật ong:

Trà Gừng:

  • Cách Thực Hiện: Thái nhỏ hoặc giã nát một miếng gừng tươi, sau đó đun sôi với nước trong khoảng 10-15 phút. Có thể thêm mật ong hoặc chanh để tăng hương vị và công dụng.
  • Công Dụng: Gừng có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm giảm sưng và kích ứng tại cổ họng, đồng thời giúp giảm cảm giác đau.

Trà Mật Ong:

  • Cách Thực Hiện: Pha một hoặc hai muỗng mật ong vào cốc nước ấm. Để tăng công dụng, có thể thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc một lát gừng tươi.
  • Công Dụng: Mật ong là chất làm dịu tự nhiên, có khả năng giảm viêm và làm dịu cổ họng. Nó cũng giúp giảm ho và kích ứng.

Chườm nóng

Chườm nóng là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm đau và làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Sử dụng nhiệt độ nóng giúp thư giãn cơ bắp, giảm viêm và cải thiện lưu thông máu ở vùng cổ họng. Đặt túi chườm hoặc khăn ấm lên vùng cổ, đặc biệt là vùng phía trước cổ họng. Giữ nguyên vị trí trong khoảng 10-15 phút.

Nhiệt độ ấm giúp giãn cơ và giảm sự cứng cơ tại vùng cổ họng, từ đó giảm cảm giác đau rát. Chườm nóng cũng giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường quá trình hồi phục tại vùng bị viêm. Lưu ý không sử dụng chườm nóng nếu cổ họng có dấu hiệu nhiễm trùng như mủ hoặc nếu có sốt cao.

Các cách giúp phòng ngừa viêm họng 

Phòng chống bệnh viêm họng là điều cần thiết và cấp bách. Nếu xuất hiện tình trạng đau họng kéo dài, hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào kể trên. Việc giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh là điều cần thiết giúp nâng cao hệ miễn dịch là chìa khóa để phòng tránh bệnh, nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh. (2)

Theo nhiều nhà nghiên cứu, bạn có thể tự bảo vệ bản thân trước chứng đau họng và đau đầu bằng nhiều biện pháp đơn giản khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tập thói quen vệ sinh tay tốt: thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay đưa tay chạm lên mặt, mũi hoặc miệng.
  • Hạn chế chia sẻ đồ ăn, nước uống và đặc biệt là vật dụng cá nhân với người khác.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng khăn giấy để che miệng và vứt nó vào thùng rác sau khi dùng xong.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu bạn đang bị ốm, hãy ở nhà và tránh đến những chỗ đông người.
  • Đối với trường hợp dị ứng, bạn cần cố gắng tránh xa các tác nhân gây dị ứng nhiều nhất có thể.
  • Hạn chế uống rượu và cố gắng bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/sore-throat
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/diagnosis-treatment/drc-20351640
Các bài viết khác

Chuyên gia bày cách ứng phó với tình huống giãn cách xã hội kéo dài

Dantri.com.vn - TS.BS Phạm Lê Duy đưa ra những tư vấn hữu ích để những ngày ở nhà giãn cách xã hội...

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà tỉ lệ là 70% là khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không theo dõi...

Hiện tượng đau cơ mông và cách điều trị đau cơ mông trong thai kỳ

Thông thường, hiện tượng đau nhức vùng mông nói chung và đau cơ mông nói riêng không phải là vấn đề sức khỏe cần...

SỐT SIÊU VI Ở NGƯỜI LỚN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Sốt siêu vi ở người lớn tuy khá lành tính, thế nhưng nếu chủ quan bệnh tình có thể diễn tiến nặng...

BỆNH SỐT RÉT THƯỜNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ BỊ SỐT RÉT

Sốt rét ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Tuy nhiên, không như sốt thông thường, sốt rét có nhiều triệu chứng riêng...