Có phải khi bị cảm cúm, bạn thường có thắc mắc người bị cảm cúm nên ăn gì và tránh ăn gì để có thể điều trị bệnh hiệu quả, cũng như thúc thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể? Hapacol sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Cúm hay cảm cúm là một loại bệnh truyền nhiễm, xảy ra do sự tấn công của virus đến các cơ quan hô hấp của bạn, bao gồm mũi, cổ họng, phổi.
Phần lớn trường hợp cảm cúm có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tiến triển nặng hơn và phát sinh biến chứng, từ đó dẫn đến tử vong. Khi cảm cúm xảy ra, bạn có thể sẽ cảm thấy chán ăn, mất khẩu vị. Do đó, việc ăn ít trong khoảng thời gian này hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, điều này có thể khiến cơ thể hao hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, bị cảm cúm nên ăn gì là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý. Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn giải cảm và cung cấp đủ năng lượng, cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Bệnh cảm cúm thường do virus cúm (Influenza virus) gây ra bằng cách xâm nhập qua đường hô hấp. Những loại virus cúm nguy hiểm, dễ lây lan, đang ngày càng xuất hiện nhiều như H5N1, H1N1, H7N9…
Những triệu chứng cảm cúm thường gặp:
Xem thêm: Triệu chứng cảm cúm và các loại thuốc trị cảm cúm hiệu quả
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vai trò của thực phẩm luôn quan trọng trong mọi trường hợp, kể cả khi bạn đang bị cảm cúm.
Bạn hãy cùng tham khảo 9 món ăn giải cảm, hạ sốt tốt cho người bị cảm cúm dưới đây:
Bệnh cúm có thể dẫn đến hiện tượng sốt, ho, đau đầu, đau họng, mệt mỏi toàn thân … Khi bị sốt do bị cúm, chắc chắc bạn sẽ quan tâm đến việc sốt nên ăn gì. Món ăn bạn nên nghĩ đến đầu tiên là các món canh nhé.
Canh là món dễ ăn và dễ tiêu hóa. Do đó, đây chính là món ăn đứng đầu trong thực đơn các món ăn giải cảm, hạ sốt. Nguyên liệu dùng để nấu canh rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn từ thịt gà, thịt bò… cho đến rau xanh, củ, nấm…
Thêm vào đó, bạn cũng có thể thêm món canh vào thực đơn hàng ngày của mình kể từ khi triệu chứng phát sinh cho đến lúc bạn bình phục hoàn toàn.
Mặt khác, một chén canh nóng sốt, thơm ngon không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp bạn bổ sung nước, làm dịu cơn đau họng cũng như giảm nghẹt mũi.
Đây là một trong cách chữa cảm cúm nhanh nhất được nhiều người lựa chọn. Súp gà là sự kết hợp hoàn hảo giữa canh và các thành phần nguyên liệu bổ sung. Thịt gà cung cấp cho bạn protein và chất sắt. Trong khi đó, những thực phẩm kèm theo như cà rốt, nấm, bắp… cũng đem lại không ít dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nhờ vào sự góp mặt của bột năng, kết cấu của súp cũng sẽ đặc hơn. Do đó, súp còn có thể khiến bạn no lâu hơn so với khi ăn canh. Nếu không thích súp, bạn cũng có thể thay thế bằng cháo.
Theo nhiều nhà khoa học, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là vị thuốc trị bệnh phổ biến trong nhiều thế kỷ qua. Một số nghiên cứu đã cho thấy nếu người trưởng thành bị cảm cúm ăn nhiều tỏi, khả năng miễn dịch của họ sẽ tăng cường đáng kể, đồng thời mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu cũng thuyên giảm.
Bạn có thể dùng tỏi theo nhiều cách khác nhau, bao gồm ăn tỏi sống, dùng tỏi như gia vị tô điểm cho món ăn hay như một chất bổ sung đề kháng. Nhờ vào khả năng tăng cường hệ miễn dịch, các chuyên gia thường khuyến khích người bệnh ăn tỏi ngay khi phát hiện dấu hiệu sớm của cảm cúm.
Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua đều rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Vậy khi sốt uống sữa được không?
Theo kết quả từ một nghiên cứu trên chuột cho thấy, sữa chua không chỉ có khả năng xoa dịu cơn đau họng mà còn đóng vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, sữa chua cũng chứa một lượng protein thiết yếu cho cơ thể.
Chính vì những yếu tố trên, nếu bạn vẫn đang băn khoăn khi lựa chọn những món ăn giải cảm, hạ sốt, đừng ngần ngại thêm sữa chua vào thực đơn của mình nhé! Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý chọn những loại sữa chua không đường. Điều này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn hơn.
Còn với sữa, các bạn có thể thận trọng hơn và nên tránh các loại sữa chưa tiệt trùng vì có thể gây nguy hiểm cho những người có hệ miễn dịch yếu.
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khi sức khỏe của bạn không tốt, chẳng hạn như bạn đang bị cảm cúm, bổ sung vitamin C luôn là điều cần thiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn so với lượng vitamin C đến từ chất bổ sung. Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất, bao gồm:
Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hoặc cải bó xôi), cải xoăn và những loại rau xanh khác cũng đóng vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ vào lượng vitamin C và vitamin E dồi dào ở chúng.
Bạn có thể dùng các loại rau xanh để nấu canh, làm rau trộn hoặc kết hợp với trái cây để tạo ra những món sinh tố ngon lành. Bác sĩ cũng khuyến nghị bạn nên liên tục dùng các loại rau xanh trong suốt thời gian cảm cúm hoành hành.
Súp lơ xanh hay bông cải xanh là một nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi bạn bị cúm. Ngoài vitamin C và E hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bông cải xanh còn giàu canxi và chất xơ.
Khi bạn bị ốm, một tô cháo yến mạch sẽ là lựa chọn hàng đầu. Tương tự các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, yến mạch cũng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như:
Nghẹt mũi là dấu hiệu có thể phát sinh và kéo dài cho đến khi cơn cúm biến mất. Trong trường hợp này, bạn có thể giải quyết tình trạng nghẹt mũi nhờ một số loại gia vị cay nồng, ví dụ như tiêu hoặc ớt.
Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh ăn cay nếu bạn bị đau họng hoặc gặp vấn đề với dạ dày.
Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa giàu chất điện giải, kali và glucose, sẽ bổ sung thêm năng lượng khi bạn bị sốt. Vì vậy, bạn nào còn băn khoăn sốt cao uống nước dừa được không thì hoàn toàn yên tẩm khi sử dụng loại nước trái cây ngọt ngào và mát lịm này nhé.
Xem thêm: 7 mẹo trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian mà bạn nên biết
Sau khi đã biết bị cảm cúm nên ăn gì, bạn cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm không có lợi đối với sức khỏe của bạn trong thời gian bị cúm. Các món ăn này bao gồm:
Bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm tương tự có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực tế, các thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp, chứa rất ít dinh dưỡng. Khi bạn bị cúm, cơ thể phải cố gắng tự chữa lành thương tổn. Do đó, điều quan trọng cần làm trong lúc này là hỗ trợ quá trình hồi phục bằng cách cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm: Bị cảm kiêng ăn gì?
Rượu, bia và các loại thức uống chứa cồn khác có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Dành cho thắc mắc sốt không nên ăn gì, thì đó chính là trà và cà phê. Tương tự thức uống chứa cồn, các đồ uống như cà phê, trà đặc hay soda cũng có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể bạn hao hụt nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, những loại thức uống này còn chứa nhiều đường.
Muốn giảm ho khi bị cảm cúm, bạn nên hạn chế uống sữa hay ăn chế phẩm từ sữa như phô mai. Vì sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi, khiến người bệnh ho nhiều hơn.
Xem thêm: Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc cảm cúm, cảm lạnh
Nguồn tham khảo:
Flu Diet: 9 Foods to Eat When You Have the Flu and 4 Things to Avoid. https://www.healthline.com/health/what-to-eat-when-you-have-the-flu.
Influenza (flu). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719.
All you need to know about flu. https://www.medicalnewstoday.com/articles/15107.php.