Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra quanh năm. Bệnh có diễn biến nhanh với các biểu hiện nặng dần nên dễ bùng phát thành dịch lớn. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả như thế nào?
Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xảy ra khi virus Dengue gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần, tuy nhiên trong một vài tình huống hy hữu, bệnh có nguy cơ trở nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời. (1)
Phân loại sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thể nhẹ
Sốt xuất huyết thể nhẹ là khi người bệnh bị nhiễm vi rút Dengue nhưng không bị các biến chứng nặng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị như 1 bệnh sốt thường tại nhà. Tuy nhiên, khi người bệnh bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng do chăm sóc sai cách. (1)
Sốt xuất huyết thể nặng
Bệnh sốt xuất huyết thể nặng do liên quan đến chảy máu hay rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Có thể hiểu rằng sốt xuất huyết thể nặng là khi tình trạng bệnh trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus
Các nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết diễn ra khi người bệnh nhiễm một trong bốn 4 chủng virus dengue DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. (2)
- DEN-1: Đây là chủng virus phổ biến nhất trong sốt xuất huyết, chiếm khoảng 70% tổng số ca mắc trên toàn cầu. Thường gây ra các triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu, đau mắt và đau nhức cơ. Trường hợp sốt xuất huyết do DEN-1 thường tự phục hồi trong khoảng 7-10 ngày.
- DEN-2: Chủng virus này gây ra khoảng 20% các trường hợp sốt xuất huyết. Triệu chứng của DEN-2 có thể nặng hơn so với DEN-1, bao gồm sốt cao, đau cơ và khớp, chảy máu (như chảy máu chân răng, chảy máu nướu, chảy máu ruột) và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như sốc và tử vong.
- DEN-3: Chủng virus này chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc sốt xuất huyết. DEN-3 có thể gây ra các triệu chứng nặng hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, chảy máu, và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc và xương suy tủy.
- DEN-4: Đây là chủng virus mới xuất hiện và gây ra khoảng 1% tổng số ca mắc sốt xuất huyết. Triệu chứng của DEN-4 tương tự như DEN-3, với sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và có khả năng gây chảy máu. Tuy nhiên, do là một chủng virus mới, cần sự theo dõi và nghiên cứu kỹ hơn để hiểu rõ hơn về tác động của nó.
Đây là 4 chủng sốt xuất huyết . Các virus gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường hút máu của muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus. Trong đó, Aedes aegypti là nguyên nhân phổ biến gây bệnh.
Sau khi nhiễm một trong 4 chủng sốt xuất huyết chủng virus Dengue thì sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó. Tuy nhiên họ có thể bị nhiễm các chủng virus khác, nên một người có thể bị mắc bệnh tối đa 4 lần trong đời. Đáng quan ngại hơn, những lần mắc bệnh sau sẽ nặng hơn do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo.
Xem thêm: Phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường
Nhận biết các triệu chứng sốt xuất huyết
Các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
- Sốt cao, khoảng 40,5 độ C.
- Đau nhức đầu.
- Đau cơ, đau xương khớp.
- Buồn nôn.
- Đau vùng hốc mắt.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Sốt 3 ngày rồi phát ban.
Xem thêm:
Sốt xuất huyết ở người lớn: Biểu hiện và cách điều trị
Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?
3 giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sốt: Xuất hiện trong thời gian ủ bệnh, từ 4 – 7 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Khi mới khởi phát, bệnh nhân bị sốt cao đột ngột từ 39 – 40°C, giống như các bệnh sốt do virus khác. Tuy nhiên, cơn sốt do sốt xuất huyết kéo dài 2 – 7 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ sốt và cơn sốt tái phát liên tục. Kèm với đó là các triệu chứng như: chán ăn; buồn nôn; đau cơ; đau khớp; nổi mẩn; phát ban; da xung huyết.
- Giai đoạn nguy hiểm: Người bệnh còn sốt nhẹ nhưng cần đặc biệt theo dõi vì giai đoạn này có thể xuất hiện các biến chứng như giảm tiểu cầu; xuất huyết dưới da; chảy máu mũi và lợi; tiểu ra máu; xuất huyết nội tạng, phổi, não; thoát huyết tương do tính thấm thành mạch (kéo dài 24 – 48 giờ).
- Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 1 – 2 ngày, bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, kéo dài trong 48 – 72 giờ. Lúc này, sau sốt xuất huyết, bệnh nhân có các biểu hiện như: Đi tiểu nhiều; tình trạng tốt lên; hết sốt; huyết động ổn định; nhịp tim chậm và điện tâm đồ thay đổi.
Xem thêm: Tìm hiểu tình trạng sau sốt xuất huyết bị phát ban
Cách điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp chữa trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng kết hợp nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Trường hợp sốt cao trên 38,5°C, bệnh nhân có thể dùng Paracetamol (Hapacol) để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh những loại thuốc có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết như Aspirin, Ibuprofen, Analgin, Natri naproxen… (3)
Đối với những trường hợp có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện:
- Khó chịu mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.
- Không ăn, uống được.
- Nôn ói nhiều
- Đau bụng nhiều
- Tay chân lạnh, ẩm
- Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.
Các lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Người bị sốt xuất huyết thường gặp phải những cơn sốt cao, sốt thành cơn. Do đó, khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý những điều sau: (3)
Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây sốt, bạn hoàn toàn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Thay vào đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách mặc quần áo rộng rãi, mỏng mát, chườm khăn, nằm nơi thoáng mát từ đó cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước, tránh tình trạng mất nước do nôn và sốt cao. Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây như nước dừa, cam, chanh… hoặc nước cháo loãng với muối.
Vậy người bị sốt xuất huyết kiêng gì để bệnh không trở nặng hơn? Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh cần tránh như
- Dùng thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ sẽ khiến phân bị nhuộm màu tối khiến bạn khó phân biệt được phân có lẫn máu trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa.
- Giảm bớt trứng và các thực phẩm giàu protein, bởi việc tiêu thụ chúng quá nhiều sẽ làm cơ thể tạo nên một lượng nhiệt lớn làm cho thân nhiệt tăng lên, nhiệt lượng không phát tán ra ngoài được và lâu hết sốt hơn.
- Dung nạp thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vào cơ thể sẽ gặp phải các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu khiến cơ thể chậm hồi phục.
- Khi bị bệnh, sức đề kháng và năng lượng của cơ thể bị suy giảm đi rất nhiều, thế nên việc ăn các thực phẩm hay gia vị cay nóng có nguy cơ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Nếu uống nước ngọt, nước có ga sẽ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn đường, điều này làm cho quá trình tiêu diệt vi khuẩn có hại của bạch cầu diễn ra chậm chạp dẫn tới bệnh lâu khỏi.
- Các thức uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, bia, rượu có thể làm tăng huyết áp. Không chỉ vậy, trà còn làm giảm tác dụng phụ của thuốc hạ sốt cũng như chứa một số chất khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng.
Xem thêm: Sốt xuất huyết có tái phát không
Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?
Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ sử dụng vắc-xin ở các khu vực bệnh đang lưu hành. Điều quan trọng là bên cạnh tiêm ngừa, bạn nên biết phòng bệnh hiệu quả như:
Hạn chế muỗi sinh trưởng ở nơi bạn đang sống
Dù là ở thành thị hay nông thôn, muỗi vằn đều có xu hướng đẻ trứng ở các khu vực đọng nước, ẩm thấp. Vì vậy, mỗi gia đình nên dành thời gian vệ sinh nhà cửa, sân vườn và các đồ dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên:
- Thay nước bình cắm hoa thường xuyên, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không sinh sản.
- Thoát nước đúng định kỳ.
- Nên úp ngược chậu hoa, bể cá không dùng đến.
- Thay nước trong chuồng chim liên tục.
- Không để quá nhiều thùng rỗng, hộp xốp trong nhà.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà như chai lọ, mảnh lu vỡ, vỏ dừa…
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ đựng chén.
Phòng ngừa muỗi đốt
Một trong những đặc tính của loài muỗi là muỗi cái thường hút máu người, động vật để nuôi trứng. Khác với các loại muỗi thông thường, muỗi vằn cái chỉ hoạt động mạnh vào thời điểm sáng sớm và chiều tối (trước khi mặt trời lặn).
Để phòng tránh bị muỗi đốt, bạn nên:
- Thường xuyên sử dụng kem xua muỗi, vợt điện muỗi, thuốc chống côn trùng để đuổi muỗi.
- Mặc quần áo dài tay cả kể khi đi ngủ.
- Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
- Không chơi đùa ở những nơi ẩm thấp.
- Dùng rèm che hoặc màn có tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Nếu gia đình đang có người bệnh, cần cách ly và cho người bệnh ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt và truyền bệnh.
Sốt xuất huyết gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người chủ quan, chưa có cách phòng ngừa bệnh khi vào mùa. Minh chứng là mỗi năm đều có rất nhiều trường hợp đến cơ sở y tế khám trong tình trạng sốt cao, sốt xuất huyết bị khó thở, mê sảng và thậm chí là vật vã. Chính vì vậy, ngay hôm nay, mỗi người nên tự chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách áp dụng đúng và đủ các biện pháp cần thiết để dự phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất.
Các câu hỏi liên quan đến sốt xuất huyết bạn không nên bỏ qua:
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Các biến chứng của sốt xuất huyết
Giải đáp:
Sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?
Sốt xuất huyết có tái phát không
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/dengue-fever
- https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078.