Cẩm Nang | Xử lý nhanh các cơn đau đầu hiệu quả

Xử lý nhanh các cơn đau đầu hiệu quả

Những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi cơn đau đầu kéo dài, tăng dần và kèm theo những triệu chứng như nôn ói, sốt cao… Khi bị đau đầu, chúng ta có xu hướng tìm kiếm các giải pháp như đau đầu dán gì, uống thuốc gì, đau đầu có nên gội đầu không để làm giảm cơn đau đầu.

Nên làm gì khi bị đau đầu dữ dội?

Cả tháng trôi qua, cứ thỉnh thoảng chị Nguyễn Thị Thanh (38 tuổi, Q.12, TPHCM) lại gặp phải những cơn đau đầu dữ dội mà chẳng biết nguyên nhân tại sao. Mỗi lần đau, chị lại uống thuốc giảm đau nhưng cũng chỉ đỡ một lúc rồi lại như cũ. Công việc bận rộn lại phải chăm con nhỏ nên chị không đi khám mà cứ thế chịu đựng cho qua.

Tình trạng đau đầu như chị Thanh không phải hiếm bởi đây là triệu chứng đứng hàng thứ 7 trong các triệu chứng bệnh tật phổ biến nhất. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 50% dân số bị đau đầu hằng ngày. Người ta ước tính, cứ ba người thì có một người đau đầu dữ dội vào một lúc nào đó trong cuộc đời.

Đau đầu dán gì, uống thuốc gì?

Cứ 3 người thì có 1 người gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội

Theo BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình – BV Chợ Rẫy, có nhiều loại đau đầu gây ra bởi các yếu tố khác nhau như do cảm cúm, thời tiết thất thường, thiếu ngủ hay stress, đau nửa đầu (Migraine)…

Xem thêm: Đau đầu nhẹ uống thuốc giảm đau có hại không?

Vậy, chúng ta nên làm gì khi xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội?

Xoa bóp

Khi bị đau đầu, có thể chữa bằng cách bấm mạnh vào điểm giữa hai lông mày và day thành những vòng tròn nhỏ, rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau đó, đặt 2 ngón tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp cổ gáy cũng có hiệu quả tương tự vì chúng làm giảm sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng vai, gáy.

Thư giãn

Đây là biện pháp tốt nhất để điều trị cơn đau, bạn có thể nhắm mắt lại, làm dịu cơn đau bằng cách nằm nghỉ trong phòng tối yên tĩnh. Dùng ngón tay cái xoa từ tai tới gáy (phần dưới sọ) và day nhẹ hai bên thái dương. Đồng thời nên tĩnh tọa, không suy nghĩ bằng các động tác của thiền, Yoga và thở sâu… Nếu có thể, cố gắng ngủ một giờ hoặc lâu hơn, là giải pháp tuyệt vời để đẩy lùi cơn đau đầu.

Tắm nước nóng

Đau đầu do mệt mỏi, làm việc quá sức bạn có thể tắm nước nóng hoặc dùng một túi nước nóng và trườm về phía sau cổ. Điều này sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và hạn chế việc đau nhói ở vùng đầu. Ngoài ra, có thể kết hợp với việc đắp một khăn tẩm nước lạnh lên mắt.

Có rất nhiều thắc mắc như đau đầu có nên gội đầu không? Thật ra, việc gội đầu là một hình thức gần giống như massage, giúp mạch máu lưu thông, hỗ trợ đưa oxy lên não, từ đó để làm giảm cơn đau đầu. Tuy nhiên việc gội đầu không thực sự giải quyết được cơn đau đầu triệt để.

Uống đủ nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây đau đầu. Do đó, nếu đau đầu là do thiếu chất lỏng, cách nhanh chóng để vượt qua nó là uống thật nhiều nước. Bạn cần đáp ứng đủ nhu cầu nước cho cơ thể khoảng 8 đến 12 ly nước mỗi ngày để ngăn ngừa đau đầu.

Sử dụng thực phẩm

Nếu đau đầu là do nhiệt độ lạnh, hãy trộn bột quế với nước và dán hỗn hợp này lên trán và thái dương, để yên trong 30 phút. Sau đó lau sạch bạn sẽ thấy cơn đau đầu giảm ngay tức khắc.

Uống thuốc giảm đau và sử dụng miếng dán giảm đau

Chứng đau đầu có thể được kiểm soát tốt bằng những thuốc bán không cần kê toa (OTC) ở hiệu thuốc. Ngoài ra, nếu không muốn uống thuốc thì đau đầu dán gì? Người bệnh có thể sử dụng các miếng dán giảm đau uy tín có mặt trên thị trường hiện nay. Cần lưu ý, khi dùng các thuốc giảm đau thông thường trên mà không giảm đau đầu, người bệnh cần đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.

Đau đầu dán gì để giảm đau? Bạn có thể sử dụng các miếng dán giảm đau

Chủ động phòng ngừa, điều trị các cơn đau đầu sớm nhất có thể để chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng

Khi bị đau đầu do stress, áp lực công việc… hãy uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi, thư giãn, không nên cố chịu đựng

Xem thêm: Tình trạng đau đầu kéo dài, nguyên nhân và cách điều trị

Khi nào cơn đau đầu cảnh báo bệnh nguy hiểm?

Theo BS Bình, những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ khi cơn đau đầu kéo dài thường xuyên, tăng dần và kèm theo những triệu chứng như:

– Nôn ói, tiêu chảy do bệnh rối loạn tiêu hóa.

– Nôn ói do rối loạn tiền đình.

– Đau nửa đầu, sốt cao trên 41 độ C do viêm phổi, viêm màng não.

– Cao huyết áp lên cao trên 220.

– Sốt do sốt xuất huyết.

“Bên cạnh đó, chúng ta cần chuẩn bị phương pháp phòng ngừa đau đầu hữu hiệu. Đối với người lớn cần tránh hút thuốc, rượu bia, làm việc căng thẳng, giảm hàm lượng caffein, ngủ đủ giấc, tham gia sinh hoạt cộng đồng và luyên tập thể dục thường xuyên.

Đối với trẻ em cần ngủ đủ giấc, vận động thể lực để có sức khỏe, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh căng thẳng thần kinh như cho trẻ vừa học vừa chơi.

Ngoài ra, những ngày thay đổi thời tiết nóng bức cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, phơi nắng gây mệt mỏi, mất nước và đau đầu. Tránh đi lại ở những nơi ồn ào, không khí ngột ngạt… dễ dẫn đến bị tụt huyết áp và hay gây ra những cơn đau đầu.

Tăng cường vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin bằng rau củ, hoa quả như: chuối, nước chanh, cam… giúp cơ thể thoát khỏi trạng thái mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung” – BS Bình đưa ra lời khuyên.

Các bài viết khác

Các mũi tiêm và lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện để phòng tránh trẻ không bị...

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, việc đi vệ sinh như thế nào phản ánh tình trạng sức khỏe của bé hiện tại. Khi...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một tình trạng khá phổ biến, thường do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn...

Tình trạng đau đầu ở sau gáy, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu mỏi cổ và đau nhức sau gáy là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau....

Cách xử lý trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,...Tuy...

Dấu hiệu Cúm A ở trẻ em và cách phòng ngừa và điều trị

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em như thế nào, có dễ nhận biết không? Thông thường, cúm ở trẻ sẽ xuất...