Cẩm Nang | Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, nhất là vào mùa lạnh. Vậy nguyên nhân và đặc điểm của bệnh như thế nào, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay tại đây nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ em do virus gây ra. Nhất là ở trong môi trường ô nhiễm, thời tiết lạnh thất thường khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, khi xâm nhập vào cơ thể có sức đề kháng còn non yếu như trẻ nhỏ thì rất dễ gây bệnh.

Trường hợp khác là trẻ bị dị ứng, viêm xoang cũng dễ bị viêm phế quản cấp. Trẻ bị hen suyễn cũng có nguy cơ bị viêm phế quản cấp. Khi bệnh tái phát nhiều lần sẽ biến thành mãn tính.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em

Bé bị viêm phế quản cấp thường không có triệu chứng thực sự rõ rệt. Tùy theo mỗi trường hợp lại có biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung phổ biến nhất là sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức cơ, đau họng, sổ mũi, ho kéo dài.

Nặng hơn có thể là trẻ em sốt 38 độ trở lên, ho có đờm 2-3 tuần, bé cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, mất nước, lạnh tay chân…

Dấu hiệu trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Trẻ sốt, ớn lạnh, sổ mũi khi bị viêm phế quản cấp

3. Điều trị viêm phế quản cấp như thế nào?

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm viêm phế quản cấp, nếu tích cực điều trị sớm sẽ nhanh hồi phục và không có di chứng. Còn khi bệnh kéo dài và có chiều hướng nặng hơn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như dễ xảy ra biến chứng hơn. Nếu viêm phế quản cấp tính kéo dài có thể dẫn tới viêm phổi, hen suyễn mãn tính. Trong trường hợp nặng hơn có thể khiến trẻ bị tràn dịch phổi và tử vong hoặc có thể gây ra tình trạng suy hô hấp do tắc hẹp ống thở, phù nề niêm mạc phế quản.

Chính vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy bé bị viêm phế quản cấp. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay để xác định tình trạng bệnh và điều trị viêm phế quản cho bé kịp thời.

Nếu bệnh nhẹ bé hoàn toàn có thể tự khỏi, nhưng các triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Theo dõi các biểu hiện của con và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc, không nên tự ý mua thuốc tự uống tại nhà.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản cấp:

  • Khi trẻ bị bệnh, chú ý giữ ấm cổ và điều chỉnh nhiệt độ phòng không quá nóng hay quá lạnh.
  • Nếu trẻ bị chảy nước mũi nhiều, để tránh nghẹt mũi bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho trẻ thường xuyên.
Đưa bé đi khám và chăm sóc tích cực

Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của bé

4. Hướng dẫn phân biệt các bệnh về đường hô hấp

Có nhiều bệnh về đường hô hấp xảy ra ở trẻ, trong đó có viêm phế quản cấp ở trẻ em. Tuy nhiên các triệu chứng của nhiều bệnh lại khá giống nhau, vậy làm sao để phân biệt? Hệ thống hô hấp được chia ra làm 2 phần, đó là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.

Trong đó đường hô hấp trên gồm những cơ quan như miệng, xoang, mũi, họng, thanh quản và khí quản. Bệnh đường hô hấp trên thường gặp hơn vì có nhiều tác nhân gây bệnh, chủ yếu là do nhiễm virus.

Còn đường hô hấp dưới gồm có ống phế quản và phổi. Tác nhân gây bệnh cũng thường là virus, những bệnh phổ biến là viêm phế quản và tiểu phế quản. Còn những bệnh liên quan tới phổi lại có mức độ nguy hiểm cao hơn.

Về cách phân biệt dựa trên triệu chứng, khi bé bị viêm đường hô hấp trên hay gây ra hiện tượng chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi. có đờm trong họng. Nếu bị cảm lạnh thường không gây sốt, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác thì có. Đa số những triệu chứng này không nghiêm trọng và kéo dài, có thể tự khỏi sau vài ngày. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng khiến việc hít thở khó, cơ thể tím tái, thiếu oxi cần phải cấp cứu nhanh.

Bị viêm đường hô hấp dưới thường có những triệu chứng đặc trưng như ho, đau ngực, sốt, thở nhanh, tiết nhiều dịch đờm. Nếu bệnh lan xuống phổi còn có các biểu hiện như đau cơ, đau nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Trên đây là những điều bố mẹ cần biết về bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em. Mong rằng sau bài viết này bạn đã hiểu hơn về những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cách điều trị rồi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://medlatec.vn/tin-tuc/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phe-quan-cap-o-tre-em-s75-n19191

Các bài viết khác

Tất tần tật những điều mẹ nên biết khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua. Tuy nhiên việc tiêm...

Hiện tượng trẻ mọc răng đi tướt là gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng đi tướt khiến bố mẹ lo lắng không biết liệu đây có phải là vấn đề đáng lo hay...

Nguyên nhân đau nhức bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Đau nhức bàn chân làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày? Vậy nguyên nhân do đâu và...

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ mẹ cần làm gì?

Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ bị viêm đường hô hấp rất phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời...

Nhận biết dấu hiệu và cách chữa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ đi ngoài như thế nào cũng biểu thị tình trạng sức khỏe có tốt không. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu...

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nên và không nên cho trẻ ăn gì?

Bé đang bị rối loạn tiêu hóa nếu muốn nhanh hồi phục bạn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng...