Cẩm Nang | Tất tần tật những điều mẹ nên biết khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tất tần tật những điều mẹ nên biết khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua. Tuy nhiên việc tiêm ngừa cần phải được tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện. Cùng Hapacol tìm hiểu có nên tiêm vaccine cho trẻ sơ sinh hay không và đăng ký tiêm chủng cho trẻ sơ sinh như thế nào? 

Tầm quan trọng của tiêm chủng cho bé

Trẻ từ lúc sinh ra chỉ có thể bú sữa mẹ (nếu không có đủ phải dùng sữa công thức) và hệ miễn dịch của bé tốt hay không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng này. Đây được gọi là hệ miễn dịch thụ động. Thế nhưng sau đó hệ miễn dịch dần yếu đi và nhanh chóng đứng trước nguy cơ tấn công của rất nhiều loại virus, vi khuẩn… gây hại cho sức khỏe.

Nếu không tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đó chính là trẻ bị sốt, bé bị mắc các chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất hay thậm chí là tử vong. Các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, đậu mùa…

Vẫn còn một số phụ huynh e ngại việc đăng ký tiêm chủng cho trẻ sơ sinh vì sợ vắc xin gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ. Thế nhưng nếu không được tiêm vắc xin thì hậu quả còn lớn hơn nhiều. Chẳng hạn như nếu bé không được tiêm vắc xin sởi thì rất dễ mắc viêm đường hô hấp, viêm giác mạc, viêm tai, viêm màng não… làm suy giảm hệ miễn dịch, nhất là ở trẻ dưới 9 tháng tuổi

Tốt nhất bố mẹ nên chủ động tìm hiểu lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ sơ sinh ngay từ sớm và lên kế hoạch đưa bé đi tiêm ngừa đúng lịch, theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Tiêm ngừa sẽ giúp cơ thể bé có kháng thể để tự bảo vệ trước các căn bệnh truyền nhiễm.

Khám sàng lọc trước khi tiêm

Đây là bước quan trọng trước khi đăng ký tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Khám sàng lọc để có thể kịp thời phát hiện những bất thường của sức khỏe nếu có, dựa vào đó bác sĩ sẽ chỉ định tạm hoãn tiêm chủng hay không tiêm vắc xin nào đó.

Do đó mẹ đừng quên đưa bé đi khám sàng lọc trước tiêm nhé!

Ngoài ra còn các thông tin mẹ cần cung cấp cho bác sĩ trước khi tiêm như:

  • Trẻ sơ sinh đủ 2.5kg chưa?
  • Trẻ có ăn uống (bú mẹ), ngủ và chơi đùa bình thường không?
  • Hiện tại trẻ có đang sốt hay có bệnh gì hay không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh gì hay không?
  • Trẻ có đang dùng thuốc hay phương pháp điều trị nào hay không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng hay không?
  • Trẻ đã từng dị ứng hoặc có phản ứng nặng với lần tiêm trước hay chưa?
Khám sàng lọc trước tiêm ngừa để kiểm tra sức khỏe của bé

Mẹ nên đưa bé đi khám sàng lọc trước tiêm

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý

Ghi nhớ ngay lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để không bỏ lỡ nhé!

Độ tuổi Tên vắc xin
Mới sinh Viêm gan B (VGB) mũi 0 tiêm ngay trong 24 giờ đầu sau khi bé chào đời
BCG phòng bệnh lao
02 tháng Vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib) mũi thứ 1
Uống vắc xin bại liệt lần thứ 1
03 tháng Vắc xin 5 trong 1 mũi thứ 2
Uống vắc xin bại liệt lần thứ 2
04 tháng Vắc xin 5 trong 1 mũi thứ 3
Uống vắc xin bại liệt lần thứ 3
09 tháng Vắc xin ngừa sởi mũi thứ 1
Trên 12 tháng Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản mũi thứ 1
Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản mũi thứ 2 (hai tuần sau mũi tiêm thứ 1)
Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản mũi thứ 3 (một năm sau mũi tiêm thứ 2)
18 tháng Vắc xin 5 trong 1 mũi thứ 4
Vắc xin ngừa sởi – rubella (MR)
Từ 2 đến 5 tuổi Uống vắc xin Tả 2 lần (nếu khu vực sinh sống có nguy cơ dịch)
Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần thứ 1 được 2 tuần
Từ 3 đến 10 tuổi Vắc xin ngừa thương hàn: 1 mũi duy nhất (nếu khu vực sinh sống có nguy cơ dịch)
Cho bé đi uống vacxin đúng theo lịch

Đưa bé đi tiêm chủng và uống vacxin đúng lịch

4/ Những trường hợp cần hoãn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

  • Cha mẹ hãy hoãn tiêm phòng nếu bé đang bị bệnh, đặc biệt là khi bé đang sốt.
  • Trẻ có các dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng sau lần tiêm phòng trước có tình trạng kích động, rối loạn thần kinh, vấn đề về hệ thần kinh, miễn dịch suy giảm,
  • Trẻ đang trong quá trình truyền máu trong vòng một năm
  • Trẻ đã tiêm vắc xin trong vòng 4 tuần trước đó cũng nên hoãn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Tất cả các vắc xin đều phải tuân thủ việc tiêm đúng theo thời gian quy định bởi Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm phòng cho trẻ, sau đó tiêm lại, không cần bắt đầu lại từ đầu mà có thể tiếp tục tiêm theo lịch trình tiếp theo.

5/ Lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có thể xảy ra một số phản ứng phổ biến như sau:

  • Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể có sốt nhẹ sau tiêm phòng. Đây là phản ứng thông thường và thường tự giảm sau vài ngày. Bố mẹ có thể giảm sốt bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt an toàn và theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sưng đau ngay vết tiêm: Vùng da xung quanh vết tiêm có thể sưng, đỏ và đau nhức. Đây là một phản ứng thường gặp và thường tự giảm đi sau vài ngày. Bố mẹ có thể áp dụng lạnh nhẹ hoặc sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
  • Dị ứng: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng sau tiêm phòng. Dấu hiệu của dị ứng có thể bao gồm ngứa, mẩn ngứa, khó thở, hoặc phù nề. Nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra điều trị.

Nếu bé bị sốt khi tiêm phòng, mời ba mẹ đọc các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sau khi tiêm phòng an toàn, tại nhà.

Ngoài ra ba mẹ hãy trang bị thêm các kiến thức như trẻ tiêm phòng sau mấy tiếng thì sốt hay cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng cách ngay tại nhà.

Bên cạnh đó, khi phụ huynh nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm phòng, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Những biến chứng nguy hiểm có thể bao gồm:

  • Tai biến thần kinh: Nếu bé có các dấu hiệu như co giật, mất cân bằng, khó thở, hoặc mất ý thức, đây có thể là dấu hiệu của tai biến thần kinh. Điều này yêu cầu sự can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Viêm hạch: Nếu bố mẹ nhận thấy bé có vùng hạch sưng to, đỏ và đau, đây có thể là dấu hiệu của viêm hạch. Viêm hạch cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.
  • Viêm não: Nếu bé có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, cơn đau đầu, cảm giác mệt mỏi và tổn thương não, đây có thể là dấu hiệu của viêm não. Viêm não là một tình trạng nguy hiểm và đòi hỏi sự can thiệp y tế khẩn cấp.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về tiêm ngừa cũng như những mũi tiêm chủng cần thiết cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này mẹ sẽ hiểu về lợi ích của vaccine cho sự phát triển của bé và đưa bé đi tiêm đúng lịch nhé!

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/lich-tiem-chung-cho-be-theo-tung-thang-tuoi-day-du-nhat-cac-me-can-luu-y-s121-n20514

Các bài viết khác

10 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho bé

Tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ...

Me cần chuẩn bị gì trước khi cho bé tiêm chủng?

Tiêm ngừa rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng vẫn có nhiều mẹ băn khoăn không biết tiêm vacxin cho trẻ...

Trẻ mọc răng không chịu ăn: Mẹ phải làm sao?

Trẻ mọc răng lười ăn - nỗi lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể...

Hiện tượng trẻ mọc răng đi tướt là gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng đi tướt khiến bố mẹ lo lắng không biết liệu đây có phải là vấn đề đáng lo hay...

Nguyên nhân đau nhức bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Đau nhức bàn chân làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày? Vậy nguyên nhân do đâu và...

Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, nhất là vào mùa lạnh. Vậy...