Sốt là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường biến mất sau vài ngày điều trị. Nhưng nếu tình trạng sốt không thuyên giảm, có thể dẫn đến hiện tượng sốt cao bị co giật. Sốt cao co giật có ảnh hưởng gì? Vì sao tình trạng này xảy ra? Bố mẹ nên làm gì khi thấy trẻ em sốt co giật? Dưới đây là những thông tin bố mẹ cần biết về chứng sốt cao co giật ở trẻ em.
Sốt được xem là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng, nhằm chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn. Về cơ bản, sốt là biểu hiện có lợi và hoàn toàn tự nhiên.
Lý do trẻ em sốt cao bị co giật là do cấu tạo não bộ của trẻ từ 0 đến 6 tuổi chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh, do đó khá nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng cao bất ngờ, não không kiểm soát được từ đó tạo ra các xung động kích thích thần kinh gây nên tình trạng co giật. Trong giai đoạn từ 2 tháng đến 6 tuổi, khi thấy trẻ bị sốt cao co giật 1 hoặc 2 lần thì có thể xem là lành tính, không cần phải lo ngại.
Hơn nữa, hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu những người trong gia đình có tiền sử sốt co giật thì trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao mắc phải.
Phân biệt sốt co giật
Dựa theo biểu hiện bên ngoài, sốt co giật được chia ra làm 2 loại, đó là:
Sốt cao co giật thường xuất hiện khi trẻ sốt 38,5 độ trở lên. Khi co giật, trẻ có thể tăng trương lực cơ thân mình, chân, tay, miệng bị mất cảm giác và bị co giật trong một khoảng thời gian nhất định. Trẻ cũng có thể hét lên và sùi bọt mép. Thời gian co giật khoảng vài chục giây đến vài phút và thường trẻ chỉ co giật một đợt trong một lần bệnh. Ngoài việc co giật toàn thân, trẻ không có biểu hiện gì khác. Những trường hợp sốt co giật như vậy được gọi là sốt co giật đơn giản, thường lành tính, tiên lượng tốt và không cần phải điều trị đặc hiệu.
Đối với cơn co giật do sốt phức hợp thường kéo dài trong vài phút. Một cơn co giật kèm sốt kéo dài hơn 5 phút được xem là bất thường. Trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân. Khi trẻ bị sốt cao co giật từ vài giây đến dưới 5 phút, trẻ không cần phải nhập viện, không cần chụp X-quang hay kiểm tra điện não đồ.
Những đặc trưng của sốt co giật bố mẹ cần biết đó là:
Sốt cao co giật có ảnh hưởng gì đến trẻ? Biến chứng co giật do sốt cao hay gặp ở trẻ. Trong trường hợp xấu có thể khiến trẻ bị mất ý thức, thiếu oxy não. Nếu cơn co giật kéo dài có thể gây hậu quả về sau, đặc biệt đối với trẻ tiềm ẩn bệnh động kinh. Trên thực tế, sốt cao co giật ở trẻ em thường lành tính ít để lại di chứng.
Bố mẹ nên lưu ý về mức độ sốt của con trẻ, nếu thấy trẻ sốt dưới 38,5 độ C và cơn sốt không làm trẻ mệt lử, không khiến trẻ thấy khó chịu, không làm trẻ chán ăn… thì phụ huynh không cần lo lắng vì phần lớn đó là sốt bình thường, sẽ nhanh khỏi trong vài ngày.
Nhưng khi thấy trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, tình trạng sốt kéo dài nhiều ngày không giảm, nguy cơ co giật là có thể xảy ra, lúc này bố mẹ cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt ngay. Trong trường hợp sốt cao kéo dài, trẻ có dấu hiệu sốt lại sau khi thuốc hết tác dụng, thì phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Để hiểu thêm các trường hợp cần phải đưa bé đi bệnh viện khi sốt bạn có thể tham khảo bài viết này: trẻ sốt khi nào cần đi bệnh viện
Trên đây là một số thông tin cần biết về sốt co giật ở trẻ. Tóm lại, trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng gì không và nghiêm trọng như thế nào? Sốt co giật tuy không phải lúc nào cũng nguy hiểm tới trẻ, nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan mỗi khi thấy trẻ bị sốt. Vì cơ thể trẻ còn non nớt, nên bố mẹ hãy thường xuyên chú ý đến những biểu hiện bất thường của con để có hướng xử lý phù hợp nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị đau đầu và cách điều trị
Nguồn tham khảo:
Sốt co giật ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm
https://tuoitre.vn/co-giat-do-sot-2018121316310006.htm