Cẩm Nang | Viêm khớp: nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị

Viêm khớp: nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp và những triệu chứng có thể thay đổi từ tuần này sang tuần khác, thậm chí là từ ngày này sang ngày khác. Một vài dạng viêm khớp sẽ kéo dài và trở thành mạn tính.

viêm khớp xảy ra ở các khớp bị viêm

1. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là thuật ngữ được dùng để mô tả chung về khoảng 200 tình trạng ảnh hưởng đến khớp, các mô bao quanh khớp và những mô liên kết khác. Đó là một tình trạng thấp khớp.

Dạng viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp. Các bệnh thấp khớp thường thấy khác liên quan đến viêm khớp bao gồm bệnh gout, đau cơ xơ hóa và viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp phần lớn xảy ra ở những người lớn tuổi (trên 65 tuổi) nhưng vẫn có khả năng xảy ra ở  mọi lứa tuổi khác, kể cả trẻ em.

Ngoài ra có hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

  • Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến, vị trí tổn thương là sụn hay khớp sụn. Nên khi bị viêm xương khớp làm cho các khớp khó chuyển động, biến dạng đi hoặc làm lệch đi khỏi vị trí bình thường, thường ở các bộ phận khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Những người ở tuổi trung niên dễ mắc bệnh hơn, từ tuổi 40 trở lên. Tuy vậy viêm xương khớp cũng hay gặp ở người trẻ đặc biệt là sau chấn thương ở khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp lại là trường hợp khác khi bệnh lại liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên là màn hoạt dịch xong tiếp theo mới ảnh hưởng đến bộ phận khác, xuất hiện nhiều ở phụ nữ trên 40 tuổi.

2. Viêm khớp có những dạng nào?

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ hay những người có tiền sử gia đình bị viêm xương khớp.

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do chấn thương hoặc có liên quan đến những bệnh lý về khớp khác như gout hay viêm khớp dạng thấp.

Viêm xương khớp ban đầu gây ảnh hưởng đến lớp sụn của khớp. Từ đó, người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển rồi dẫn đến đau và cứng khớp.

Khi lớp sụn bắt đầu mỏng đi và trở nên thô ráp, gân và dây chằng cần phải hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể gây sưng tấy và hình thành nên các gai xương.

Mất sụn sẽ khiến xương cọ sát vào nhau và làm biến dạng khớp, khiến xương không nằm đúng vị trí tự nhiên ban đầu.

Những khớp bị ảnh hưởng nhiều trong bệnh lý này nằm ở:

  • Tay
  • Cột sống
  • Đầu gối
  • Hông

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 40–50 và phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp 3 lần so với đàn ông.

Ở bệnh này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công vào các khớp gây sưng và đau. Màng hoạt dịch là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Tình trạng này sau đó lan ra xung quanh khớp, gây sưng và biến dạng khớp. Cuối cùng, xương và sụn có thể bị phá hủy.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có khả năng phát triển nhiều vấn đề về mô và các cơ quan khác trong cơ thể.

Các dạng viêm khớp khác và những vấn đề liên quan

Điều trị viêm khớp

  • Viêm cột sống dính khớp: một tình trạng viêm kéo dài, ảnh hưởng chủ yếu đến xương, cơ và dây chằng của cột sống, dẫn đến cứng khớp hay dính khớp. Những vấn đề khác bao gồm sưng gân, mắt và những khớp lớn.
  • Thoái hóa cột sống cổ: ảnh hưởng đến khớp và xương ở cổ, dẫn đến đau và cứng khớp.
  • Đau cơ xơ hóa: gây đau ở cơ, dây chằng và gân của cơ thể.
  • Lupus: một tình trạng rối loạn tự miễn và có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
  • Bệnh gout: một dạng viêm khớp xảy ra do hàm lượng axit uric trong máu quá cao. Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp ở ngón chân cái, gây đau dữ dội, sưng và đỏ.
  • Viêm khớp vẩy nến: tình trạng viêm khớp xuất hiện ở những người bị bệnh vẩy nến.
  • Viêm khớp – ruột hay bệnh lý đường ruột có viêm khớp: một dạng viêm khớp mạn tính đi kèm với bệnh viêm ruột (IBD), chủ yếu là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Khoảng 1–5 người mắc bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng sẽ phát triển viêm khớp. Những khu vực thường bị ảnh hưởng là các khớp ngoại biên và cột sống.
  • Viêm khớp phản ứng: bệnh này có thể gây viêm ở khớp, mắt và niệu đạo. Bệnh thường xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường ruột, đường sinh dục hoặc nhiễm trùng họng (ít gặp).
  • Viêm khớp thứ phát: một dạng viêm khớp hình thành sau khi chấn thương khớp, có khi xuất hiện sau nhiều năm.

2. Các nguyên nhân viêm khớp phổ biến

Không có một nguyên nhân chung nào cho tất cả các dạng viêm khớp, tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân:

viêm khóp ngón tay

Nguyên nhân ngoài khớp

Do rối loạn chuyển hóa(tăng acid uric trong bệnh gút), gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp), tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm.

Nguyên nhân tại khớp

Do viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương khớp… Một số nguyên nhân viêm khớp bao gồm:

  • Chấn thương dẫn đến thoái hóa khớp
  • Chuyển hóa bất thường gây ra gout hoặc gout giả
  • Di truyền, chẳng hạn như viêm xương khớp
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm khớp trong bệnh Lyme
  • Rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch, như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống

Hầu hết các dạng viêm khớp xuất hiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Một số dạng không có nguyên nhân rõ ràng và không phòng ngừa trước được.

Yếu tố di truyền có khả năng gây ra một vài tình trạng về khớp nhất định. Các yếu tố khác như chấn thương, nhiễm trùng, hút thuốc hay nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động thể chất đôi khi gây tác động đến gene và làm tăng thêm nguy cơ viêm khớp.

Chế độ ăn uống cũng góp phần vào việc kiểm soát viêm khớp và làm tăng nguy cơ viêm khớp. Các thực phẩm làm tăng phản ứng viêm, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật và khẩu phần ăn nhiều đường tinh luyện có thể khiến triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn. Lý do là vì thực phẩm bạn hấp thu có thể kích thích những phản ứng của hệ miễn dịch.

Gout là một dạng viêm khớp có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao và đó là kết quả của một chế độ ăn nhiều purin.

Chế độ ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, rượu vang đỏ và thịt có thể khiến cơn gout bùng phát. Thế nhưng, rau hay thực phẩm từ thực vật giàu purin dường như không khiến triệu chứng bệnh gout trầm trọng hơn.

3. Những yếu tố nào làm bạn dễ bị viêm khớp?

Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến viêm khớp, trong đó có những yếu tố thay đổi được và ngược lại, nhiều yếu tố bạn không thể tác động vào.

Yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác:  nguy cơ phát triển hầu hết các dạng viêm khớp đều tăng theo tuổi.
  • Giới tính: các dạng viêm khớp hầu như xuất hiện phổ biến hơn ở nữ giới, khoảng 60% người bị viêm khớp là phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh gout lại gặp ở nam giới nhiều hơn.
  • Yếu tố di truyền: một số gene liên quan đến một vài dạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và viêm cột sống dính khớp.

Yếu tố có thể thay đổi

  • Thừa cân và béo phì: cân nặng vượt quá mức hợp lý sẽ kích thích thoái hóa khớp gối xuất hiện cũng như tiến triển nặng thêm.
  • Chấn thương khớp: chấn thương xảy ra ở khớp cũng là tác nhân gây phát triển viêm xương khớp tại đó.
  • Nhiễm trùng: vi sinh vật gây nhiễm trùng khớp có khả năng kích thích sự hình thành của nhiều dạng viêm khớp khác nhau.
  • Nghề nghiệp: những nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần, liên tục cũng liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp gối.

4. Các triệu chứng viêm khớp ban đầu

Các triệu chứng viêm khớp và cách chúng xuất hiện rất khác nhau, tùy thuộc vào từng dạng viêm khớp.

triệu chứng viêm khớp

Những triệu chứng có thể phát triển dần dần hay đột ngột. Thông thường, viêm khớp là một tình trạng mạn tính nên các dấu hiệu có khả năng xuất hiện rồi biến mất hoặc kéo dài theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ 4 trong số các dấu hiệu cảnh báo sau đây thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Đau: những cơn đau do viêm khớp có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tại một khu vực nhưng có khi là nhiều vị trí khác nhau.
  • Sưng: một số dạng viêm khớp, vùng da bên ngoài khớp bị viêm sẽ sưng, đỏ và cảm thấy hơi ấm khi chạm tay vào.
  • Cứng khớp: đây là một dấu hiệu điển hình. Một số trường hợp, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hay sau khi ngồi làm việc, lái xe trong thời gian dài. Có những người lại bị cứng khớp sau khi tập thể dục…lạo xạo khi cử động các khớp.
  • Khó di chuyển khớp: nếu cảm thấy đau đớn khi di chuyển các khớp hoặc đứng dậy sau khi ngồi thì có thể bạn bị viêm khớp hoặc gặp phải những vấn đề khác liên quan đến khớp.
  • Các triệu chứng kèm theo có thể là: phát ban hay ngứa, khó thở, gầy, sút cân… theo đó các triệu chứng này có liên quan đế bệnh khác.

5. Người dễ bị viêm khớp

  • Người cao tuổi có tỷ lệ mặc bệnh viêm khớp cao hơn thanh niên và trẻ em do ảnh hưởng tới các rối loạn chuyển hóa và tích tụ chấn thương.
  • Phụ nữ dễ bị viêm khớp hơn nam giới.
  • Những người làm lao động nặng, ngồi lâu, vận động sai tư thế có tỷ lệ bệnh viêm khớp cao hơn.
  • Chấn thương ở khớp gây ra có thể làm viêm khớp cấp tính hoặc tăng nguy cơ về sau
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến rối loạn trao đổi chất và từ đó xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.
  • Hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ bệnh khớp.

Nếu như thấy có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên hãy hẹn ngay bác sĩ vì cơ thể mỗi người sẽ có phản ứng điều trị bệnh một cách khác nhau. Tốt hơn hết nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất.

6. Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính vì vậy điều trị dứt điểm bệnh hầu như là rất khó. Dù là nguyên nhân viêm khớp rất nhiều nhưng mục tiêu điều trị chung vẫn là giảm đau, hồi phục là hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn biến dạng khớp.

Điều trị y tế

Mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt cơn đau hiện tại và ngăn ngừa những tổn thương khớp sau này. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một vài loại thuốc giúp giảm đau, đồng thời khuyến khích tham gia các hoạt động để phục hồi chức năng cho xương khớp. Có hai loại điều trị:

  • Điều trị nội khoa: Dùng cho phần lớn các trường hợp, có thể kết hợp cả thuốc và phương pháp phẫu thuật.Thuốc được dùng theo từng loại viêm khớp, giúp giảm đau, chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân.
  • Điều trị ngoại khoa: Phương pháp phẫu thuật ở trường hợp khớp không thể hoạt động được, tình trạng đau kéo dài không thể đáp ứng với điều trị nội khoa, ảnh hưởng tới thẩm mũ và sinh hoạt của bệnh nhân.

Thuốc điều trị

Một vài loại thuốc hay được dùng khi điều trị viêm khớp gồm:

  • Thuốc giảm đau nhanh chẳng hạn như hydrocodone hay paracetamol. Chúng đều giúp giảm đau hiệu quả nhưng không có tác dụng giảm viêm.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) sẽ giúp kiểm soát cả đau và viêm nhưng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc bôi ngoài da giúp ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu đau từ khớp lên não.
  • Thuốc ức chế miễn dịch cũng giúp giảm viêm tốt.

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid hoặc thuốc chống thấp khớp có tác dụng thay đổi diễn tiến bệnh (DMARD) để ức chế hệ thống miễn dịch.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được thực hiện để thay thế khớp bị ảnh hưởng bằng một khớp nhân tạo, phổ biến nhất là ở khớp hông và đầu gối.

Khi tình trạng viêm khớp ở ngón tay hay cổ tay trở nên nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hàn cố định khớp. Trong phương pháp này, các đầu xương được cố định liền với nhau vĩnh viễn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là những bài tập giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khu vực khớp bị tổn thương. Đó cũng là cơ sở để điều trị viêm khớp.

vật lý trị liệu

Điều trị tại nhà

Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh, hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp cũng như giảm bớt triệu chứng đau nhức khớp nếu đã mắc phải tình trạng này.

Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng để giảm cân. Một thực đơn với nhiều chất chống oxy hóa như trái cây tươi, rau và thảo dược sẽ giúp giảm viêm hiệu quả. Những thực phẩm giúp giảm viêm khác bao gồm cá và các loại hạt.

Ngược lại, các thức ăn bạn cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ khi bị viêm khớp là thực phẩm chiên hay chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa hay khẩu phần ăn quá nhiều thịt.

Một số nghiên cứu nhận thấy các kháng thể gluten hiện diện ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Do đó, chế độ ăn không có gluten sẽ giúp cải thiện triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển thêm. Một nghiên cứu năm 2015 cũng khuyến khích tất cả người bệnh được chẩn đoán có vấn đề về mô liên kết nên ăn chế độ ăn không gluten.

Tập thể dục thường xuyên cũng giữ cho khớp luôn được linh hoạt. Bơi lội là hình thức tập luyện phù hợp cho những người bị viêm khớp vì không tạo nhiều áp lực lên khớp như khi chạy hay đi bộ. Tuy nhiên, bạn cũng cần có thời gian nghỉ ngơi và tránh vận động quá mức.

Một vài động tác bạn có thể làm thử tại nhà bao gồm:

  • Nghiêng đầu, xoay cổ và những bài tập khác để giảm đau cổ
  • Uốn cong nhẹ các ngón tay và xoay cổ tay giúp giảm đau khớp ở tay
  • Duỗi và nâng chân lên cao, các bài tập duỗi cơ gân khoeo cũng rất hữu ích cho người bệnh viêm khớp gối

Hãy nhớ, bất kể khi nào muốn thực hiện một bài tập hay thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, bạn cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước

7. Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Viêm khớp không thể phòng ngừa một cách hoàn toàn được, tuy vậy nếu bạn thực hiện những biện pháp sau sẽ kiểm soát viêm khớp tốt hơn:

  • Ngồi và làm việc đúng tư thế
  • Tập thể dục điều độ
  • Đảm bảo an toàn trong lúc lao động
  • Khám định kỳ sức khỏe

Nguồn tham khảo:

What are the causes and types of arthritis?

Các bài viết khác

Phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt do bệnh, Những điều bố mẹ cần biết

Các biểu hiện trong giai đoạn mọc răng của các bé có thể không giống nhau. Tuy nhiên, không ít trẻ bị...

Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho bé

Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là cảm lạnh do hệ miễn dịch của trẻ...

Những biến chứng cảm lạnh bạn cần biết

Biến chứng cảm lạnh thường là những vấn đề nhiễm trùng phát sinh do tình trạng này kéo dài quá lâu hoặc...

Thông tin cần biết và cách chữa trị bệnh đau nhức khớp ngón tay

Bệnh viêm khớp ngón tay làm đau nhức khớp ngón tay, khó uốn cong hoặc khó cử động ngón tay và gặp...

Nên hay không nên mổ viêm xoang? Những điều bạn phải biết

Nếu bạn bị viêm xoang do polyp mũi hay lệch vách ngăn mũi, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn lựa chọn...

Viêm xoang: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị dứt điểm

Đôi khi các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang, gây ra...