Cẩm Nang | TÌM HIỂU VỀ CHỨNG ĐAU NHỨC TỪ MÔNG XUỐNG BẮP CHÂN TRÁI

TÌM HIỂU VỀ CHỨNG ĐAU NHỨC TỪ MÔNG XUỐNG BẮP CHÂN TRÁI

Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Các cơn đau xuất hiện đột ngột, chạy dọc từ hông xuống bắp chân trái khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại. Cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chứng đau nhức từ mông xuống bắp chân trái qua bài viết sau đây nhé.

1. Nguyên nhân đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

1.1 Đau thần kinh tọa

Nếu bạn đang trải qua các cơn đau nhức thắt lưng lan qua mông, đùi và xuống bắp chân thì đây chính là dấu hiệu của đau thần kinh tọa. Đây cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái.

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi những dây chằng bao quanh các khớp, từ đó hình thành áp lực lên vùng cột sống, dẫn đến tình trạng viêm và đau nhức chân trái hoặc phải. Cơn đau có thể có nhiều mức độ, từ đau nhẹ đến đau nhói hoặc đau dữ dội. Đôi khi bạn còn có thể cảm thấy như bị điện giật. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và việc ngồi lâu một chỗ có thể làm các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Thông thường chỉ một bên của cơ thể bạn bị ảnh hưởng.

Mặc dù đau nhức 1 bên chân trái do đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp sẽ được điều trị bằng các phương pháp không cần phẫu thuật trong vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa ở mức độ nặng do chân yếu hoặc có những thay đổi đáng kể ở ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật.

1.2 Thoái hóa cột sống

Tình trạng thoái hóa cột sống liên quan đến việc mất dần cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống theo thời gian. Chúng thường do sự lão hóa gây ra, nhưng cũng có thể là kết quả của khối u, nhiễm trùng hoặc viêm khớp. Cột sống bị thoái hóa lâu ngày sẽ bị xơ cứng và hình thành các gai cột sống chèn ép vào dây thần kinh, dẫn đến xuất hiện các cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy tay chân bị tê, mất cảm giác, và gặp nhiều hạn chế trong việc di chuyển. Những cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội và thường kéo dài trong hơn 2 tháng.

1.3 Thoát vị đĩa đệm cột sống

Các xương (đốt sống) tạo thành cột sống ở lưng được lót bằng các đĩa đệm. Những đĩa đệm này có hình tròn, giống như những chiếc gối nhỏ, với một lớp cứng bên ngoài (hình khuyên) bao quanh nhân. Đĩa đệm nằm giữa mỗi đốt sống trong cột sống, đóng vai trò giảm xóc cho xương cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là khi một mảnh nhân đĩa đệm bị đẩy ra khỏi vòng đệm, vào ống tủy sống thông qua một vết rách hoặc vỡ ở vòng đệm. Các đĩa đệm bị thoát vị thường ở giai đoạn đầu của quá trình thoái hóa. Ống tủy sống có không gian hạn chế, không chứa đủ dây thần kinh cột sống và mảnh đĩa đệm thoát vị. Do vậy, đĩa đệm sẽ chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, gây ra các cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái. Việc duỗi thẳng chân thường sẽ khiến cơn đau tồi tệ hơn. Cùng với đau nhức chân trái, người bệnh còn có thể bị đau thắt lưng, khó chịu, mệt mỏi, hạn chế khả năng vận động.

Nguyên nhân đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

Thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là ở cột sống thắt lưng, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở cột sống cổ. Khu vực trải qua cơn đau phụ thuộc vào phần nào của cột sống bị ảnh hưởng.

2. Cách khắc phục đau nhức từ mông xuống bắp chân trái 

Tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân trái có thể cải thiện được bằng một số phương pháp như sau:

  • Bổ sung các sản phẩm giàu canxi, giàu chất xơ và vitamin cần thiết vào chế độ ăn uống hằng ngày để giúp xương khớp chắc khỏe. Hạn chế uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Tập thể dục thường xuyên và có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Lưu ý giữ một tư thế đúng khi đứng, ngồi, ngủ, bê vật nặng,…. Không dồn quá nhiều lực vào vùng thắt lưng.
Cách làm giảm cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

Đứng, nằm, ngồi,… đúng cách giúp khắc phục tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

  • Chườm nóng và chườm lạnh. Giúp giảm nhanh tình trạng sưng và viêm, đồng thời, giúp cơ được thư giãn và giảm sự chèn ép lên dây thần kinh, từ đó làm giảm cơn đau nhức 1 bên chân trái.
  • Xoa bóp. Việc xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị đau sẽ giúp làm dịu các cơn đau và ngăn ngừa cơn đau trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như paracetamol. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm cơn đau, tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tập vật lý trị liệu. Việc tập các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp dây thần kinh giảm áp lực do bị chèn ép, dẫn đến làm giảm các cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái.

Xem thêm: 11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả 

Các bài viết khác

HƯỚNG DẪN CHA MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT CAO CO GIẬT TẠI NHÀ

Sốt cao co giật ở trẻ có thể xảy ra bất ngờ không lường trước. Chính vì thế, để giảm thiểu rủi...

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG SỐT VIÊM HỌNG Ở TRẺ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Trẻ nhỏ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến sốt cao viêm họng do sức đề kháng còn non nớt....

SỐT CAO VIÊM HỌNG NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ NHỎ KHÁC GÌ NHAU?

Vào thời điểm giao mùa, cơ thể chúng ta rất dễ bị sốt cao viêm họng, nhưng không phải ai cũng hiểu...

Trẻ Em Sốt Cao Co Giật Có Ảnh Hưởng Gì Không? | Hapacol

Sốt là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường biến mất sau vài ngày điều trị. Nhưng nếu tình trạng...

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN UỐNG THUỐC HẠ SỐT GIẢM ĐAU SAU KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19?

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bạn nên...

Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Sau Khi Tiêm Vắc Xin? | Hapacol

Tiêm vắc xin hiện là cách hiệu quả nhất trong việc bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của...