Cẩm Nang | Tăng thân nhiệt là gì? Tăng thân nhiệt có nguy hiểm không?

Tăng thân nhiệt là gì? Tăng thân nhiệt có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân gây tăng thân nhiệt như nắng nóng, thiếu nước hoặc các bệnh lý khác. Tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể không bình thường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy chúng ta cần phải chú ý đến điều này. Để có thể hiểu rõ hơn về việc tăng thân nhiệt, chúng ta hãy cùng Hapacol đón đọc bài viết dưới đây.

1. Tăng thân nhiệt là gì? Biểu hiện của tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt quá mức bình thường 37 độ C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tăng thân nhiệt không phải là cùng với sốt.

  • Sốt: Là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại nhiễm trùng, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Tăng thân nhiệt: Xảy ra khi cơ thể không thích nghi đúng mức với thay đổi nhiệt độ môi trường, gây khó khăn trong việc loại bỏ nhiệt nhanh chóng.

Tăng thân nhiệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, gây ra sự rối loạn và tổn thương cho các hoạt động của các cơ quan. Một số biểu hiện cụ thể bao gồm:

  • Hệ tuần hoàn: Khi cơ thể tăng nhiệt để cố gắng thải nhiệt cấp bách, hệ tuần hoàn phải làm việc mạnh hơn. Tim đập nhanh hơn, hệ mạch máu dưới da giãn ra để tăng khả năng thải nhiệt. Nếu tim hoạt động quá mức mà không đảm bảo cung cấp đủ oxy, có nguy cơ gây ra các biến chứng tim mạch cấp như nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, trụy tuần hoàn, phù phổi cấp, và thậm chí tử vong.
  • Tăng thân nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, căng thẳng tinh thần. Người bị tăng thân nhiệt có thể dễ trở nên cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt và khó tập trung vào công việc.
  • Tăng thân nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, làm cho hoạt động của cơ xương khớp không ổn định trong môi trường nóng. Nếu tiếp tục làm việc mà không nghỉ ngơi và không uống đủ nước, người bệnh dễ bị mệt mỏi do nhiệt. Các dấu hiệu ban đầu của mệt mỏi do nhiệt thường bao gồm cảm giác khát nước, mỏi cơ, yếu cơ, chuột rút và trong trường hợp nặng hơn có thể gây mất thăng bằng, ngã người và tai nạn. (1)
Tăng thân nhiệt là gì?

Tăng thân nhiệt là gì?

2. Các nguyên nhân gây tăng thân nhiệt

Dưới đây là một số các nguyên nhân gây tăng thân nhiệt mà bạn có thể chưa biết.

2.1. Các nguyên nhân gây tăng tạo nhiệt

  • Vận động cơ thể: Khi vận động, các cơ bắp tăng cường chuyển hóa để tạo năng lượng và sinh ra nhiệt.
  • Dinh dưỡng: Một bữa ăn cung cấp đầy đủ chất đạm sẽ làm tăng nhiệt lượng sinh ra so với chế độ ăn nghèo chất xơ.
  • Thể trạng dư cân – béo phì: Những người có thể trạng dư cân hoặc béo phì có nhu cầu năng lượng cao hơn người bình thường, do đó, nhiệt lượng sinh ra từ quá trình chuyển hóa cũng cao hơn.
  • Sử dụng chất kích thích: Người sử dụng thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn người bình thường.
  • Làm việc tập trung, căng thẳng tâm lý: Trạng thái này đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng để cung cấp cho hoạt động tư duy và do đó cũng tạo ra nhiều nhiệt. (2)

2.2. Các nguyên nhân gây giảm thải nhiệt

Nguyên nhân gây giảm thải nhiệt 

Nguyên nhân gây giảm thải nhiệt

  • Thiếu nước: Khi cơ thể mất nước, quá trình bay hơi sẽ lấy đi một phần nhiệt lượng. Bài tiết mồ hôi qua da cũng giúp thải bớt nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không uống đủ nước hoặc mất nước do bệnh lý (như nôn mửa, tiêu chảy), sự bài tiết mồ hôi sẽ bị hạn chế và nhiệt lượng không được giải phóng, gây tăng thân nhiệt.
  • Mặc quá nhiều quần áo: Da là cơ quan chủ yếu giúp cơ thể thải nhiệt. Nếu mặc quá nhiều lớp quần áo, che kín cơ thể, đi tất và đội mũ, sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt. Điều này thường xảy ra đặc biệt ở trẻ nhỏ khi cha mẹ mặc quá nhiều quần áo cho chúng.
  • Thời tiết nóng bức, làm việc ngoài trời mà không có che chắn hoặc không gian kín hẹp có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc thải nhiệt ra môi trường. Hơn nữa, cơ thể bạn còn có thể hấp thụ thêm nhiệt độ từ môi trường xung quanh. (3)

3. Cần làm gì khi bị tăng thân nhiệt?

Để xử lý khi thân nhiệt bị tăng quá mức, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau(2)

3.1 Xử lý cấp tốc

Để kiểm soát tình trạng thân nhiệt, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây tăng nhiệt. Nếu nguyên nhân là do tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời, bạn nên di chuyển đến nơi thoáng mát để giảm nhiệt từ từ. Sau đó, hãy bổ sung nước để giảm triệu chứng tăng nhiệt của cơ thể.

Trong trường hợp tăng nhiệt độ sau khi sử dụng thuốc, hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để tìm phương pháp thay thế. Để xử lý tình huống này một cách nhanh chóng, quan trọng nhất là làm mát cơ thể. Hãy di chuyển đến một nơi thông thoáng và thoáng mát, đảm bảo mặc quần áo thoải mái và rộng rãi. 

3.2 Điều trị sau sơ cứu

Sau khi sơ cứu, bạn hãy theo dõi xem tình trạng thân nhiệt đã ổn định hay chưa. Nếu tình trạng thân nhiệt có dấu hiệu nặng như sốc nhiệt, bạn cần đưa người đó đến bệnh viện hoặc trạm y tế để được bác sĩ theo dõi. Trường hợp nặng yêu cầu can thiệp chuyên sâu, chỉ có y tá hoặc bác sĩ có kỹ năng chuyên môn mới có thể thực hiện các biện pháp như truyền tĩnh mạch hay các biện pháp khác

Điều trị sau sơ cứu

Điều trị sau sơ cứu

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến tăng thân nhiệt mà Hapacol muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài chia sẻ trên bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức về sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

(1) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22111-hyperthermia

(2) https://en.wikipedia.org/wiki/Hyperthermia

(3) https://www.watlow.com/blog/posts/heat-loss-factors

 

Các bài viết khác

Giải đáp: Bệnh sốt rét lây qua đường nào?

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh nếu không được...

Tìm hiểu sốt virus adeno: Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt virus adeno là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Bệnh có khả năng tự khỏi tuy nhiên trong một...

Bị ho nhưng không sốt là bệnh gì? Làm sao để xử lý?

Triệu chứng bị ho nhưng không sốt là một hiện tượng phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau....

Những dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Hiện tại, chưa có phương pháp hoặc loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Các phương pháp điều...

Nguyên nhân người nóng bừng nhưng không sốt bạn nên biết

Tình trạng người nóng bừng nhưng không sốt luôn khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, nóng bức dù thời tiết mát...

Nguyên nhân viêm tiểu phế quản, cách điều trị chuẩn y khoa

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, do các loại...