Cẩm Nang | Cẩm nang | Những dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Những dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Hiện tại, chưa có phương pháp hoặc loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Các phương pháp điều trị, hỗ trợ thường chỉ tập trung vào việc làm giảm triệu chứng. Vậy làm sao để nhận biết khi nào khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết. Bài viết dưới đây sẽ được Hapacol giải đáp.

1. Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài bao lâu?

Dấu hiệu khỏi sốt xuất huyết là gì? Bao lâu thì khỏi bệnh? Trước khi có những triệu chứng rõ rệt, thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày. Sau khi bị muỗi chứa virus Dengue đốt, quá trình ủ bệnh thường bắt đầu sau khoảng 4 đến 7 ngày. 

Bên cạnh đó, thời gian ủ bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe và hệ miễn dịch của từng người. Sau khi phát bệnh, các triệu chứng thường sẽ xuất hiện trong khoảng 7 đến 10 ngày, theo từng giai đoạn như sau:

  • Trong giai đoạn đầu, sốt xuất huyết thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Bạn có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau cơ, đau khớp, đau ở cả hai hốc mắt,…. Ngoài ra, vùng dưới da có thể xuất hiện các nốt phát ban và bệnh nhân có thể gặp tình trạng chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
  • Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết thường xảy ra trong khoảng 3-4 ngày sau giai đoạn sốt ban đầu. Trong giai đoạn này, biểu hiện sốt thường giảm dần hoặc hết, nhưng có thể xuất hiện nhiều nốt ban đỏ trên da ở các vị trí như mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong đùi, bụng, 2 cánh tay và mạn sườn. Ngoài ra, chúng có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, chảy máu mũi và tiểu ra máu. 
  • Trong giai đoạn phục hồi, bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, thể trạng của người bệnh sẽ dần khá lên. Trong thời gian này, các triệu chứng như sốt, tiểu nhiều và cảm giác thèm ăn sẽ giảm đi. (1)
Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Xem thêm: Sốt xuất huyết nên ăn gì để mau khỏe

2. Những dấu hiệu cho thấy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Có những dấu hiệu nhận biết cơ bản nào? Có nhiều người hiểu lầm rằng khi sốt giảm đi thì đã khỏi sốt xuất huyết, tuy nhiên, thực tế đó chỉ là bước đầu trong giai đoạn nguy hiểm của căn bệnh này. Để biết khi nào đã khỏi sốt xuất huyết, bạn cần chú ý đến những biểu hiện sau đây:

  • Khi cơ thể đã bớt mệt mỏi sau giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết, điều này cho thấy tình trạng sức khỏe đang dần hồi phục. Mặc dù số lượng cao sốt đã giảm, nhưng cơ thể vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi. Nếu sau một số ngày, triệu chứng mệt mỏi giảm đi và bạn cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn, đó là dấu hiệu tích cực cho thấy cơ thể đang phục hồi. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng bạn đã hồi phục hoàn toàn, nên tiếp tục tuân thủ các biện pháp chăm sóc sức khỏe tổng quát và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu có bất kỳ lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể và phù hợp với trường hợp của bạn.
  • Không có sự xuất hiện của các nốt phát ban mới: Sau khi bệnh nhân bị sốt, các vết phát ban trên da sẽ xuất hiện và ngày càng nhiều hơn. Điều này gây ngứa ngáy và khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi bệnh dần đỡ, người bệnh sẽ nhận thấy không có sự xuất hiện thêm của các nốt ban mới.
  • Trong trường hợp sốt xuất huyết, việc mắc bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng cho cơ thể và bệnh nhân thường ít đi tiểu kể từ khi mắc bệnh. Nếu sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị, bệnh nhân bắt đầu đi tiểu nhiều hơn, điều này cho thấy cơ thể đã không còn mất nước và bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi.
Các biểu hiện của sốt xuất huyết

Các biểu hiện của sốt xuất huyết

3. Các cách hồi phục nhanh chóng sau sốt xuất huyết

Dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết là điều mà bạn nên quan tâm. Bên cạnh đó việc tìm kiếm cho mình các cách phục hồi sức khỏe nhanh chóng cũng rất quan trọng: 

  1. Uống đủ nước: Bệnh nhân nên uống nhiều nước đã được đun sôi để nguội, các loại nước điện giải không đường, oresol và nước ép trái cây tươi. Điều này giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  2. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và các món cay nóng: Nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay nóng và có nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm giàu đạm và vitamin từ rau củ quả để giữ ẩm cho cơ thể.
  3. Tập thể dục vừa phải: Bệnh nhân cần tập thể dục đều đặn với mức độ vừa phải. Việc này kích thích cơ thể sản sinh dưỡng chất, giúp tăng cường khả năng phục hồi và giảm các biểu hiện khó chịu sau khi bị sốt xuất huyết.
  4. Ăn chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ các loại thực phẩm giàu vitamin C, K, và chất sắt giúp tăng cường quá trình tái tạo và củng cố hệ thống máu. Hạn chế thức ăn nhiều gia vị hoặc thực phẩm gây kích thích mạch máu.
  5. Nghỉ ngơi đủ giấc: Quản lý thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ là cách quan trọng để giảm stress và tăng cường hệ thống miễn dịch. 

Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

4. Những điều cần tránh khi mắc sốt xuất huyết để bệnh không trở nặng

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Các điều cần tránh để không làm cho tình trạng bệnh trở nặng là gì? Dưới đây là một số các lưu ý cơ bản mà bạn nên biết:

  • Không đi khám và xét nghiệm: Đây được xem là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà các bệnh nhân thường xuyên gặp phải. Bởi thông qua việc thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn tận tình và tìm kiếm các cách hỗ trợ phù hợp.
  • Chủ quan: Với biểu hiện chủ quan, người bệnh thường cho rằng khi hạ sốt mình đã không còn bị sốt xuất huyết. Điều này dẫn đến việc ngưng điều trị, làm cho tình trạng bệnh càng thêm nặng hơn.
  • Cho rằng sốt xuất huyết chỉ bị 1 lần duy nhất: Sốt xuất huyết xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do bị lây nhiễm virus. Vậy nên việc người bệnh đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lại. (2)
Sốt xuất huyết khi nào khỏi?

Sốt xuất huyết khi nào khỏi?

Xem thêm: Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến việc xác định nguyên nhân, biểu hiện khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết mà Hapacol muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài chia sẻ trên bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức về sức khỏe và chuẩn bị cho mình các phương pháp điều trị, cải thiện bệnh phù hợp.

Nguồn tham khảo:

(1) https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/index.html

(2) https://www.medparkhospital.com/en-US/disease-and-treatment/dengue-fever

 

Các bài viết khác

Tìm hiểu sốt virus adeno: Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt virus adeno là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Bệnh có khả năng tự khỏi tuy nhiên trong một...

Bị ho nhưng không sốt là bệnh gì? Làm sao để xử lý?

Triệu chứng bị ho nhưng không sốt là một hiện tượng phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau....

Tăng thân nhiệt là gì? Tăng thân nhiệt có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân gây tăng thân nhiệt như nắng nóng, thiếu nước hoặc các bệnh lý khác. Tình trạng tăng nhiệt...

Nguyên nhân người nóng bừng nhưng không sốt bạn nên biết

Tình trạng người nóng bừng nhưng không sốt luôn khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, nóng bức dù thời tiết mát...

Nguyên nhân viêm tiểu phế quản, cách điều trị chuẩn y khoa

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, do các loại...

Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản co thắt hiệu quả

Viêm phế quản co thắt thường xuất hiện khi phế quản bị kích thích và trở nên sưng, làm tăng sự co...