Cẩm Nang | Mẹo trị cảm sốt | Tìm hiểu sốt virus adeno: Nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu sốt virus adeno: Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt virus adeno là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Bệnh có khả năng tự khỏi tuy nhiên trong một vài trường hợp bệnh có khả năng gây biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết sau đây, Hapacol sẽ giúp bạn sở hữu đầy đủ kiến thức về loại bệnh này.

1. Tìm hiểu về sốt virus adeno

Virus Adeno là một loại virus thuộc họ Adenoviridae, có thể gây nhiễm ở con người và có nhiều biến thể khác nhau. Triệu chứng của nhiễm virus này thường liên quan đến các vấn đề về hệ hô hấp. Khi nhiễm ở đường hô hấp trên, người bệnh thường gặp viêm mũi, trong khi ở đường hô hấp dưới có thể gây viêm phế quản nhỏ và viêm phổi.

Virus Adeno được phân loại thành hai nhóm chính: một nhóm gây bệnh ở chim (Avi Adenovirus) và nhóm gây bệnh ở động vật có vú (Mastadenovirus). Chủng vi rút gây bệnh cho  người phần lớn thuộc nhóm Mastadenovirus. Có khoảng 47 typ huyết thanh khác nhau đã được phân lập ở người và một số loài động vật khác. Mỗi týp virus có thể gây ra các bệnh khác nhau:

  • Týp 1-5, 7, 14 và 21 gây viêm họng hạch và viêm kết mạc.
  • Týp 40 và 41 thường gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
  • Týp 5, 8, 19 có thể gây  các bệnh nặng hơn.
Tìm hiểu về sốt virus adeno

Sốt virus Adeno – một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay

Virus Adeno có gen di truyền là ADN chuỗi kép với kích thước từ 70 – 80 nm. Đặc điểm của loại virus này là khả năng tồn tại và gây nhiễm ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, có thể sống sót ở nhiệt độ 360C trong 7 ngày, 220C trong 14 ngày, nhưng chết khi tiếp xúc với nhiệt độ 560C trong 3 đến 5 phút.

Virus Adeno được biết đến là một loại virus có sức đề kháng tương đối bền vững, tuy nhiên nó cũng có khả năng mất độc lực khá nhanh khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. (1)

2. Nguyên nhân gây ra sốt virus adeno

Sốt virus adeno có thể lây truyền qua nhiều cách:

  • Tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người.
  • Lây qua niêm mạc thông qua bơi lội hoặc nước bị ô nhiễm bởi dịch tiết từ mắt, mũi, phân của người bị nhiễm.
  • Chuyển nhiễm qua đồ dùng cá nhân của người nhiễm Virus Adeno.
  • Truyền qua giọt nước bọt thông qua đường hô hấp.
  • Lây truyền qua bể bơi nếu nước bị nhiễm Virus Adeno.

Việc lây nhiễm thường xảy ra tại các cơ sở y tế, đặc biệt là ở phòng khám mắt, khi nhân viên y tế dễ dàng bị lây nhiễm và trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng xung quanh. (1)

Nguyên nhân gây ra sốt virus adeno

Sốt Adenovirus lây truyền qua nhiều cách khác nhau đặc biệt là tại các cơ sở y tế

3. Sốt adeno trong bao lâu?

Sốt virus Adeno thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần (5-10 ngày). Thời gian sốt có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của người mắc và cường độ của bệnh. Đôi khi, sốt có thể kéo dài hơn nếu có các biến chứng hoặc nếu hệ miễn dịch của người mắc bệnh yếu. Tuy nhiên, thông thường, sốt do virus Adeno thường tự giảm dần sau một khoảng thời gian nhất định. (2)

4. Sốt adeno có nguy hiểm không?

Sốt adeno có gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong đó, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm:

  • Viêm phổi mạn tính: Mặc dù hiếm nhưng viêm phổi do Adenovirus có thể phát triển thành bệnh phổi mạn tính, gây tổn thương lâu dài cho phổi.
  • Nhiễm trùng nặng: với những đối tượng bao gồm trẻ nhỏ, người già với hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng nặng khi mắc virus Adeno.
  • Lồng ruột: Đây là bệnh lý nghiêm trọng ở đường ruột, khi một phần ruột trên di chuyển và chui vào lòng phần ruột dưới, gây tắc nghẽn và tổn thương đường ruột. Tình trạng này có thể phức tạp và cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột, viêm nhiễm, và đe dọa tính mạng của trẻ. (3)
Sốt adeno có nguy hiểm không

Adenovirus có thể gây ra một vài biến chứng nghiêm trọng

5. Cách điều trị sốt adeno hiệu quả

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu cho việc điều trị sốt adenovirus, tuy nhiên, thông thường bệnh thường tự hồi phục sau khoảng 7 – 10 ngày.

Với những trường hợp bệnh kéo dài lâu hơn, cần có sự can thiệp từ bác sĩ hoặc ử dụng thêm thuốc đi kèm. Điều trị Adenovirus thường tập trung vào việc giảm triệu chứng và hỗ trợ cơ thể. 

Dưới đây là một vài triệu chứng hay gặp và cách điều trị đi kèm:

  • Sốt: nếu thân nhiệt trên 37 độ C hãy sử dụng thuốc chứa thành phần paracetamol để giảm sốt. Một số sản phẩm hạ sốt có thành phần này bạn có thể tham khảo như: Hapacol 150, Hapacol 250,…. Mỗi loại sẽ phù hợp với mỗi đối tượng khác nhau, vì vậy, bạn cần tham khảo thật kỹ các thông tin của thuốc.
  • Viêm họng: nếu có triệu chứng viêm họng, bạn nên vệ sinh mũi họng thường xuyên, đảm bảo hô hấp được thông thoáng, sạch sẽ.
  • Nếu có viêm kết mạc: Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt nhiều lần trong ngày.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước đặc biệt quan trọng nếu bị sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trường hợp người bệnh mất nước nhiều, có thể cần truyền dịch qua tĩnh mạch.
  • Khám bác sĩ định kỳ: Điều này giúp đảm bảo trẻ được theo dõi và chăm sóc y tế kịp thời. (2)
Sử dụng thuốc Hapacol 150 để điều trị sốt virus adeno

Sử dụng thuốc Hapacol 150 để điều trị sốt virus adeno

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh sốt virus adeno. Hy vọng với những chia sẻ của Hapacol bên trên, bạn sẽ biết cách chăm sóc bản thân cùng gia đình khi mắc bệnh này.

Các bài viết khác

Đau bắp chân là bệnh gì? Làm sao để giảm đau cơ bắp chân tại nhà hiệu quả?

Đau cơ bắp chân, một triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã trải qua ít nhất một lần...

Bệnh sốt mò: Nguyên nhân và cách điều trị 

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính khó chẩn đoán, xuất hiện nhiều ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương....

Giải đáp: Bệnh sốt rét lây qua đường nào?

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh nếu không được...

Bị ho nhưng không sốt là bệnh gì? Làm sao để xử lý?

Triệu chứng bị ho nhưng không sốt là một hiện tượng phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau....

Tăng thân nhiệt là gì? Tăng thân nhiệt có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân gây tăng thân nhiệt như nắng nóng, thiếu nước hoặc các bệnh lý khác. Tình trạng tăng nhiệt...

Những dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Hiện tại, chưa có phương pháp hoặc loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Các phương pháp điều...