Trẻ sốt 3 ngày rồi phát ban không phải là tình trạng hiếm gặp, bởi lẽ trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện vì thế sức đề kháng khá yếu. Chính vì thế virus hay vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tấn công gây ra tình trạng phát ban.
Tình trạng của trẻ sốt 3 ngày rồi phát ban thường sẽ xuất hiện những thay đổi liên quan đến màu da, kết cấu da như ngứa, bong vẩy hoặc có những kích ứng do những nguyên nhân bất thường nào đó thường được gọi là phát ban.
Trẻ bị phát ban sau khi sốt có thể xảy ra ít nhất một lần hoặc nhiều lần tùy vào thể trạng sức khỏe của từng trẻ và nguyên nhân phát bệnh.
Thông thường trẻ phát ban sau sốt chính là do virus lành tính. Đối với tình trạng này vẫn có thể tự khỏi chỉ sau 5-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt và đúng cách.
Các triệu chứng trẻ phát ban sau khi sốt sẽ ngày càng trở nặng nếu không được điều trị sớm và kịp thời, dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương về sau và dễ để lại sẹo. Chính vì thế, cha mẹ không được chủ quan khi trẻ sốt 3 ngày rồi phát ban.
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ một khi đã tiếp xúc với các virus thông qua nước bọt, hắt hơi và ho sẽ rất dễ mắc phải bệnh ban đào. Chính vì thế bệnh này được coi là bệnh nhiễm trùng do virus gây nên và đây được xem là một dạng phát ban sau sốt ở các trẻ nhỏ.
Triệu chứng của trẻ bị phát ban sau sốt do bệnh ban đào thường sẽ khác nhau ở mỗi trẻ, có trẻ vẫn hoạt động một cách thoải mái và không có bất kỳ triệu chứng nào khác xảy ra. Nhưng ở một số trường hợp có trẻ bị phát ban sau sốt kèm theo một số tình trạng được đề cập dưới đây:
Các đốm mẩn đỏ sẽ nổi trên cơ thể trẻ chỉ trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi cơn sốt dịu bớt, tập trung chủ yếu ngay ở vùng bụng, lưng, ngực. Theo chẩn đoán trẻ thường bị phát ban sau sốt sẽ khỏi hẳn, thân nhiệt của bé dần trở lại bình thường, thể trạng ổn định và xuất hiện tình trạng phát ban.
Trẻ cũng có thể gặp những biến chứng co giật đi kèm với sốt cao chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần quan sát thật cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời kiểm tra.
Thông thường bệnh tay chân miệng cùng với dấu hiệu khởi phát bằng sốt hay đau họng, chán ăn thường rất hay gặp ở trẻ có độ tuổi dưới 5 và do virus gây ra.
Chỉ vài ngày sau khi trẻ phát bệnh, quanh miệng trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các vết loét gây đau và có các đốm ban đỏ ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân. Bệnh tay chân miệng thường sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, các nốt phát ban sau sốt ở trẻ bị tay chân miệng còn lây lan đến một số bộ phận khác như: mông, bộ phận sinh dục,…
Cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm bệnh tay chân miệng, bệnh vẫn có thể tái phát qua từng năm.
Sốt cũng được xem là triệu chứng khởi phát của bệnh sởi ở trẻ em, dấu hiệu phát ban thường chỉ xuất hiện ở trẻ giảm sốt. Trẻ bị phát ban sau sốt ban đầu ở sau tai, dần lan ra mặt rồi lan xuống ngực bụng và ra toàn thân.
Ban sởi có các đặc điểm dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi biến mất sẽ theo thứ tự ban xuất hiện ngay trên da và để lại những vết thâm rất đặc trưng, được gọi là vằn da hổ.
Bên cạnh việc phát ban, trẻ còn có thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, đỏ mắt, ho,…
Tuy nhiên việc phân biệt giữa bệnh sởi và phát ban không hề đơn giản, đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về hai trường hợp này nhé: Hướng dẫn cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ
Tình trạng trẻ từ sốt chuyển sang phát ban thường khá phổ biến. Bệnh ban đỏ thường làm hai bên má của trẻ bị ửng hồng, triệu chứng giống với trẻ bị cảm lạnh và sốt nhẹ.
Các vết đỏ trên má của trẻ sẽ xuất hiện sau khoảng từ 7-10 ngày sau sốt và lan toàn thân hoặc tứ chi.
Hầu hết trẻ em bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ khỏi trong khoảng thời gian nhất định và vấn đề sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều.
Bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh, thi thoảng sẽ không có dấu hiệu hoặc có những triệu chứng nhẹ khiến các bậc phụ huynh chủ quan. Theo đó các biểu hiện cụ thể thường thấy sẽ là :
Các bậc phụ huynh cần chú ý thêm dấu hiệu để phân biệt sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào. Sốt phát ban đỏ thường sẽ do virus sởi gây nên, trẻ cũng sẽ bị sốt, dấu hiệu nhận biết sốt giảm khi phát ban xuất hiện. Phát ban ban đầu mọc ở sau tai sau đó bắt đầu lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Các nốt ban dạng sần, nổi lên bề mặt da, khi mất thường để lại vết thâm trên da gần như dạng vằn hổ. Mặc khác, trẻ bị sốt phát ban đỏ có các triệu chứng kèm theo là chảy nước mắt, nước mũi, ho, đỏ mắt.
Trong khi đó sốt phát ban đào thường chỉ kéo dài khoảng 3 ngày, với nốt ban xuất hiện ở mặt đầu tiên, sau đó chúng sẽ lan xuống chân. Ban đào là tình trạng do virus rubella gây ra và thường dày hơn, có màu nhạt hơn ban đỏ.
Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ bị phát ban sau sốt đến gặp bác sĩ khi tình trạng kéo dài hơn 7 ngày và kèm theo những dấu hiệu như:
Trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi chính là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển vận động và thích khám phá nên trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác nhau như: viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp,… Vậy nên độ tuổi này cần được chăm sóc sức khỏe cẩn thận, điều trị sớm các bệnh để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trên thực tế, những trẻ bị phát ban sau sốt kiêng tắm dẫn đến tác dụng ngược, da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây viêm da, tình trạng ngứa ngáy của trẻ tăng thêm. Muốn giảm nhanh phát ban sau sốt, da của trẻ cần sạch sẽ và thông thoáng. Khi tắm cho trẻ, mẹ cần lưu ý tắm nhanh trong thời gian từ 5-7 phút, lâu khô người và chỉ tắm khi trẻ đã hết sốt.
Trên đây là những biểu hiện cũng như cách thức chăm sóc trẻ khi trẻ đang ở tình trạng phát ban sau sốt. Các bậc phụ huynh cần lưu ý kỹ đến từng dấu hiệu của trẻ nếu xuất hiện những điều bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.