Cẩm Nang | Cẩm nang | Triệu chứng cảm lạnh và những điều có thể bạn chưa biết

Triệu chứng cảm lạnh và những điều có thể bạn chưa biết

Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng cảm lạnh với cảm cúm vì các triệu chứng tương tự nhau như ho sốt, ho sốt nhẹ, đau họng hoặc chảy nước mũi. Trên thực tế theo như các chuyên gia Hapacol, cảm lạnh vẫn có một số điểm khác biệt với cảm cúm. Cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm, do virus gây ra và thường tự hết trong vòng 7-10 ngày.

Ngược lại, các triệu chứng cảm cúm thường nặng hơn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sốt cao ho nhiều. Để có thể phân biệt được hai tình trạng này, bạn cần phải hiểu rõ các triệu chứng cảm lạnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng do virus, có thể ảnh hưởng cùng lúc đến mũi, tai và cổ họng. Có 200 chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau. Vì vậy, bạn có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong đời.

Thông thường, thời gian cảm lạnh phát bệnh có thể kéo dài vài ngày. Mặc dù các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề này không đáng kể, nhưng đôi khi bệnh vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng cảm lạnh gồm các tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm hơn, đặc biệt khi đối tượng là trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân cảm lạnh bắt nguồn từ đâu?

Virus gây cảm lạnh gồm nhiều chủng loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là rhino virus với tỷ lệ “góp mặt” chiếm hơn 50% trường hợp. Chủng vi sinh vật này còn có thể kích thích cơn hen suyễn, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhiễm trùng xoang và tai.

Một số chủng virus khác cũng có thể gây cảm lạnh gồm:

  • Virus hợp bào hô hấp
  • Virus parainfluenza
  • Adeno virus, coronavirus và metapneumo virus

3. Những triệu chứng cảm lạnh bao gồm những gì? 

Người  lớn hoặc trẻ bị cảm lạnh có thể bộc lộ nhiều dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 3 – 10 ngày, bao gồm:

  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Thường xuyên hắt hơi
  • Chảy nước mắt
  • Đau họng
  • Ho

Trong thời gian này, bạn nên cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hầu hết trường hợp, cảm lạnh không nghiêm trọng đến mức bạn cần tìm gặp bác sĩ để tiếp nhận điều trị y tế, trừ khi các triệu chứng cảm lạnh của bạn nghiêm trọng bất thường hoặc bạn nghi ngờ bản thân đang có vấn đề sức khỏe khác.

3.1. Những triệu chứng cảm lạnh phổ biến

Sốt ho hoặc ho sốt nhẹ là 2 trong các biểu hiện của triệu chứng cảm lạnh

Nắm rõ các biểu hiện của cảm lạnh để có biện pháp điều trị hiệu quả

Nguyên nhân cảm lạnh là do các chủng virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là rhino virus. Đau họng chính là triệu chứng cảm lạnh đầu tiên và sẽ tự biến mất sau 2 ngày.

Vào ngày thứ tư hoặc thứ 5, bạn sẽ có thêm các triệu chứng cảm lạnh khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ công việc gì.

Thông thường, người lớn mắc cảm lạnh không bị sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Tuy nhiên, trẻ em sẽ bị sốt do cảm lạnh.

Trong những ngày đầu, bạn có thể chảy nước mũi rất nhiều. Sau đó, nước mũi trở nên dày và sậm màu hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có nghĩa bạn đã bị nhiễm khuẩn.

4. Triệu chứng cảm lạnh như ho sốt nhẹ kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài khoảng một tuần. Trong ba ngày đầu tiên có mắc bệnh, bạn sẽ dễ lây bệnh sang cho người khác. Do đó, hãy nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là trẻ em.

Nếu các triệu chứng cảm lạnh không cải thiện sau một tuần, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn. Hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng kháng sinh.

Đôi khi, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng cảm lạnh với viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô) hoặc nhiễm trùng xoang. Nếu các triệu chứng bắt đầu nhanh chóng và cải thiện sau một tuần, thì đó là cảm lạnh.

Nếu các triệu chứng dường như không đỡ hơn sau một tuần, hãy kiểm tra với bác sĩ để xem bạn có bị dị ứng hoặc viêm xoang không.

5. Triệu chứng cảm lạnh báo hiệu bạn cần gặp bác sĩ

Tìm gặp bác sĩ ngay lập tức khi các triệu chứng cảm trở nặng như bị sốt cao ho nhiều hoặc nuốt đau …

Tìm gặp bác sĩ ngay lập tức khi các triệu chứng cảm trở nặng

Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ:

  • Sốt kéo dài: Sốt cao 3 ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.
  • Nuốt đau: Mặc dù đau họng do cảm lạnh hoặc cúm có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng nếu bạn đau dữ dội khi nuốt có nghĩa là bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị.
  • Ho dai dẳng: nếu ho không hết sau 2 hoặc 3 tuần, bạn có thể bị viêm phế quản và cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Sung huyết và đau đầu dai dẳng: Khi cảm lạnh và dị ứng gây sung huyết và tắc nghẽn đường dẫn xoang, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Nếu bị đau quanh mắt và mặt, cùng với nước mũi dày sau một tuần, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn và cần dùng kháng sinh.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Ở người lớn, dấu hiệu cần phải được điều trị khẩn cấp như:

  • Đau ngực dữ dội
  • Đau đầu dữ dội
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Nôn dai dẳng

Ở trẻ em, các dấu hiệu khẩn cấp khác là:

  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Da tái
  • Không uống đủ nước
  • Hôn mê
  • Quấy khóc
  • Các triệu chứng đang được cải thiện và sau đó đột nhiên xấu đi
  • Sốt kèm phát ban

6. Một số biến chứng cảm lạnh bạn cần biết

Đôi khi cảm lạnh sẽ dẫn đến tình trạng sưng ở mũi hoặc phổi, từ đó kéo theo một loạt vấn đề khác như:

6.1 Viêm xoang

Viêm xoang là căn bệnh mãn tính, khó điều trị

Viêm xoang là căn bệnh mãn tính, khó điều trị

Bệnh thường xuất hiện khi virus cảm lạnh “hoành hành” ở các hốc xoang. Lúc này, bạn có thể cảm thấy đau đầu, sốt và bắt gặp vài dấu hiệu khác như sau:

  • Nghẹt mũi nghiêm trọng
  • Gần như mất vị giác cũng như khứu giác
  • Đờm đặc, có màu vàng hoặc xanh lá
  • Đau răng
  • Cảm giác đau trở nên tệ hơn khi bạn cúi xuống
  • Cường độ ho có xu hướng tăng vào ban đêm
  • Hôi miệng

Nếu tình trạng trên vẫn chưa khỏi sau 7 ngày hoặc đã chấm dứt nhưng mau chóng tái phát, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, những dấu hiệu của viêm màng não bạn cần lưu ý như:  

  • Sốt trên 38,8ºC
  • Cơn đau dữ dội đột ngột phát sinh ở mặt hoặc đầu
  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng
  • Choáng váng, lú lẫn
  • Một hoặc cả hai bên mắt sưng đỏ
  • Cứng cổ
  • Khó thở

6.2 Viêm phế quản

Có biện pháp hạ sốt trước khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao

Có biện pháp hạ sốt trước khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao

Một trong những biến chứng cảm lạnh dễ xảy ra nhất là viêm phế quản. Các biểu hiện của bệnh thường là: 

  • Tình trạng ho kéo dài 10 – 20 ngày
  • Ho ra đờm xanh hoặc vàng

Nếu không điều trị kịp thời hoặc sức đề kháng yếu sẽ dẫn đến viêm phổi. Do đó, bạn nên lưu ý những triệu chứng sau :

  • Sốt trên 38ºC
  • Tình trạng ho không cải thiện sau 7 – 10 ngày
  • Sụt cân không kiểm soát
  • Đau ngực
  • Khó thở khi ho
  • Ho ra máu
  • Khó nói chuyện hoặc nuốt

6.3 Viêm tai

Đau tai cũng có thể là một trong những biến chứng gây ra bởi cảm lạnh

Đau tai cũng có thể là một trong những biến chứng gây ra bởi cảm lạnh

Cảm lạnh, viêm phế quản và nhiễm trùng xoang đều có thể gây ứ dịch trong tai, phía sau màng nhĩ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây nhiễm trùng ở bộ phận này. 

Các triệu chứng viêm tai phổ biến thường là:

  • Cảm thấy áp lực đè nặng trong tai
  • Đau một hoặc cả hai bên tai
  • Chất lỏng chảy ra từ tai 
  • Suy giảm thính lực

Bạn sẽ phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu phát sốt hoặc cảm thấy đau nhức trong tai dữ dội. 

Xem thêm: Những cách giúp giảm đau nhức do cảm lạnh

7. Điều trị cảm lạnh như thế nào?

Vậy khi bị cảm lạnh nên điều trị như thế nào? Thuốc trị cảm lạnh là thuốc gì? Đây là những câu hỏi mà người bệnh cần quan tâm nhất. Đối với bệnh cảm lạnh thông thường, không có thuốc điều trị mà cách điều trị nhằm vào việc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh cho người bệnh. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để điều trị cảm lạnh.

Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp, gây ra bởi virus. Bệnh thường tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.

Dưới đây là một số cách trị cảm lạnh hiệu quả

  • Hạ sốt: Hạ sốt là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của sốt cao. Người bị cảm lạnh thường bị sốt nhẹ, tuy nhiên cũng có thể bị sốt cao trên 38,5 độ C. Nếu bị sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ ấm: Người bị cảm lạnh cần được giữ ấm, tránh nhiễm lạnh. Mặc quần áo ấm, đủ che kín cổ, đầu.
  • Uống nhiều nước: Người bị cảm lạnh thường bị mất nước nhiều hơn bình thường. Do đó, cần uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả để bù nước.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng. Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Xem thêm: Cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả ngay lập tức

Một số mẹo trị cảm lạnh tại nhà

  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp làm loãng đờm, giảm ho và khó thở.
  • Xông hơi: Xông hơi giúp làm thông mũi, giảm nghẹt mũi và giúp dễ thở hơn.
  • Uống nước chanh mật ong: Nước chanh mật ong có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm ho và đau họng.
  • Uống nước cam, nước chanh: Nước cam, nước chanh chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp mau khỏi bệnh.
  • Ăn cháo hành tía tô: Cháo hành tía tô có tác dụng trị ho, tiêu đờm, giúp mau khỏi bệnh.
  • Uống sữa ấm: Sữa ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và khó chịu.

Xem thêm: Trị cảm lạnh không dùng thuốc có hiệu quả như mong đợi?

Lưu ý:

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho người bệnh ăn quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt có ga.
  • Không cho người bệnh tắm quá lâu, quá nóng.

8. Cách phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả: không phải ai cũng biết

Cảm lạnh có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong nhiều ngày liên tục. Nếu bạn không muốn trải qua tình cảnh này thêm lần nào nữa, hãy tìm hiểu và áp dụng một số cách phòng ngừa cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn chính là điểm mấu chốt của các biện pháp trên.

Virus gây cảm lạnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí hoặc thông qua sự tiếp xúc cá nhân. Mặt khác, bạn cũng có thể nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc dịch tiết của người bệnh.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh, bạn cần: 

8.1 Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch

Bạn nên tập thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch trong 20 giây để tạm thời diệt hết vi trùng đang bám trên bộ phận này, bao gồm cả virus cảm lạnh. Nếu không có đủ dụng cụ, bạn có thể thay thế bằng nước rửa tay khô hoặc chất khử trùng tay chứa cồn. 

Rửa tay thường xuyên để tránh lây cảm cho bản thân hay người khác

Rửa tay thường xuyên để tránh lây cảm cho bản thân hay người khác

8.2 Tránh dùng tay bẩn chạm vào mắt, mũi và miệng 

Việc dùng tay chưa rửa sạch chạm vào mắt, mũi hay miệng là yếu tố rủi ro phổ biến nhất của các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh. Bởi vì virus cảm lạnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các “con đường” trên. 

Hạn chế dùng tay chạm lên mặt để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể

Hạn chế dùng tay chạm lên mặt để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể

8.3 Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Lúc này, người bệnh có phần tương tự “ổ virus sống”, có thể lây lan virus cảm lạnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với họ. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị mọi người nên hạn chế tiếp xúc với những đối tượng này nhằm phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

Nên giữ khoảng cách phù hợp với người bệnh để tránh lây lan

Nên giữ khoảng cách phù hợp với người bệnh để tránh lây lan

Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy áp dụng các mẹo sau đây để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho người thân, bao gồm: 

  • Ở trong phòng và hạn chế tiếp xúc với mọi người
  • Tránh những cử chỉ thân mật như ôm, hôn hay bắt tay
  • Quay mặt đi hoặc tốt nhất là tránh xa người khác nếu bạn muốn ho hoặc hắt hơi
  • Sử dụng khăn giấy để che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc xì mũi rồi vứt đi ngay
  • Rửa tay sau khi ho, hắt hơi hay xì mũi
  • Khử trùng các đồ vật mà bạn thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc điều khiển tivi

Nguồn tham khảo:

Common Cold Symptoms: What’s Normal, What’s Not. https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/common_-cold-symptoms#1

Flu or Cold Symptoms?. https://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-cold-symptoms#1

Common cold. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/symptoms-causes/syc-20351605

Các bài viết khác

BỆNH SỐT RÉT THƯỜNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ BỊ SỐT RÉT

Sốt rét ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Tuy nhiên, không như sốt thông thường, sốt rét có nhiều triệu chứng riêng...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐAU NHỨC Ở KHUỶU TAY

Hầu hết các cơn đau nhức ở khuỷu tay thường xuất phát từ các mô mềm bị căng hoặc viêm và sẽ biến mất...

Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?

Bạn có thể giảm thiểu tình trạng sốt cao bằng cách hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm...

Đau cơ liên sườn và những điều bạn cần biết

Đau cơ liên sườn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ thể, khiến công việc cũng như...

Nguyên nhân Đau cơ ngực và cách để phòng ngừa

Khi cơ ngực bị căng cứng hoặc co rút có thể gây đau nhói ở ngực. Đau cơ ngực xảy ra khi...

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng an toàn, tại nhà

Khi trẻ đi tiêm phòng về bị sốt, không ít bố mẹ luôn tìm cách hạ sốt cho con. Chuyên gia Hapacol sẽ thông...