Tiêm ngừa rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng vẫn có nhiều mẹ băn khoăn không biết tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh ở đâu? Nên chuẩn bị gì trước khi tiêm? Dưới đây là những điều mẹ cần biết.
Chúng ta sống chung với rất nhiều loại vi khuẩn, virus vô hình và có thể bị nhiễm bất cứ lúc nào. Có cực kỳ nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh với đa dạng đặc tính sinh tồn và phát triển khác nhau. Với sức khỏe còn non nớt và hễ miễn dịch nhạy cảm như trẻ nhỏ, sẽ nguy hiểm nếu như bất ngờ bị virus hay vi khuẩn tấn công.
Việc điều trị chỉ là làm giảm bớt các triệu chứng, phần lớn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của trẻ. Vacxin chính là phát minh lớn của nhân loại, tiêm ngừa cho trẻ tức là chủ động phòng bệnh để tạo kháng thể cho hệ miễn dịch chống lại nguyên nhân gây bệnh trong tương lai. Do đó mẹ đừng quên nắm lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé!
Việc chuẩn bị trước khi tiêm giúp giảm phản ứng và nguy cơ sốc phản vệ nguy hiểm sau tiêm, để việc tiêm phòng có hiệu quả và tạo kháng thể tốt hơn cho trẻ. Trước khi tiêm chủng cho trẻ em, mẹ cần kiểm tra sức khỏe của bé.
Trẻ trước khi tiêm phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh hay sốt (từ trung bình đến cao trong 3 ngày gần nhất). Các trường hợp sau đây không nên đưa bé đi tiêm:
Nếu thuộc trong các trường hợp trên bạn nên lùi lịch tiêm ngừa cho trẻ nhằm đảm bảo tránh rủi ro sau khi tiêm. Nếu không rõ tình trạng sức khỏe của con, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện hay phòng khám để tiến hành khám tổng quát để có thể phát hiện các bất thường kịp thời trước khi đưa bé đi tiêm chủng.
Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ có những thông tin quan trong về các chỉ số sức khỏe của bé, từ đó mới có thể ra quyết định việc trẻ có nên tiêm phòng vắc xin hay không. Nếu có thể thì cần lưu ý điều gì và có cần tiêm đúng lịch hay lùi lại không. Ngoài ra những thông tin về kết quả khám tổng quát bố mẹ cũng cần lưu ý để chăm sóc bé đúng cách.
Trường hợp cân nhắc khi tiêm chủng cho bé:
Khi đến ngày theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh liệu nên cho bé ăn hay không? Nếu được thì cho bé ăn gì? Có nên ăn nhiều không? Bạn vẫn có thể cho con ăn uống như bình thường, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên để bé ăn quá no cũng như để bé đói lâu trước khi tiêm chủng đều không tốt. Với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, mẹ cũng nên lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng để cải thiện chất lượng sữa tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho bé – đây cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ bên trong.
Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh ở đâu? Địa điểm tiêm chủng cho trẻ sơ sinh tại các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất trong khu vực của bạn. Ngoài ra hiện nay các bệnh viện cũng cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho bé, do đó mẹ hãy tham khảo kỹ trước khi đưa bé đi tiêm nhé!
Sau khi tiêm nên chú ý chăm sóc vết tiêm cẩn thận cho bé. Dù chỉ là 1 mũi kim đâm vào tĩnh mạch dưới da cánh tay, không chảy máu nhiều nhưng mẹ nên nhớ bịt kín vết tiêm mới ngay khi tiêm xong, không để hở hay dính nước vì có thể bị nhiễm trùng từ vi khuẩn cơ thể hoặc vật dụng tiếp xúc.
Tắm rửa cho bé sạch sẽ trước khi tiêm, cho bé mặc quần áo đơn giản, không bó sát.
Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về việc chuẩn bị cho bé trước khi tiêm chủng. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh ở đâu cũng như cách kiểm tra sức khỏe cho bé trước khi tiêm rồi nhé!
Nguồn tham khảo:https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/chuan-bi-truoc-khi-cho-tre-di-tiem-chung/