Tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn uống của trẻ có nhiều sự khác biệt. Khi bị sốt dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục. Vậy trẻ bị sốt nên ăn gì? Dưới đây là những lời khuyên về dinh dưỡng dành cho bố mẹ chăm sóc bé đang bị sốt.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị sốt cần tuân thủ các nguyên tắc sau: giàu dinh dưỡng – uống nhiều nước – ăn vừa phải và dễ tiêu. Cụ thể, dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi được liệt kê như sau:
Với trẻ từ 6 – 12 tháng
Sốt uống sữa được không? Trẻ độ tuổi này nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó, sữa mẹ chứa nhiều loại kháng thể đặc hiệu giúp hệ miễn dịch của bé chống lại sốt siêu vi. Với trẻ đang tập ăn dặm ngoài sữa, nhất là từ 7 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể nấu súp rau củ hoặc trái cây nghiền để bổ sung vitamin và khoáng chất khác giúp trẻ nhanh khỏi sốt.
Với trẻ từ 1-3 tuổi
Dưới đây là những món ăn giúp trẻ nhanh khỏi sốt, cần được bổ sung vào thực đơn.
Súp gà: Đây là món ăn dễ tiêu, đặc biệt thành phần cysteine có trong thịt gà có tác dụng rất tốt cho trẻ bị sốt siêu vi.
Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Cháo vừa dễ ăn vừa giàu dinh dưỡng, mẹ có thể thêm một số loại gia vị như hạt tiêu, tỏi, thì là rất tốt cho trẻ bị sốt do cảm cúm. Một số món cháo giúp hạ sốt nhanh cho trẻ là: cháo trứng gà tía tô, cháo đậu xanh, cháo thịt bò cà rốt…
Yến mạch nguyên hạt: Chứa nhiều vitamin E cùng nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Các loại trái cây giàu vitamin C: Một số loại trái cây mẹ có thể tìm mua như cam, bưởi, việt quất, mâm xôi đều là những loại quả giàu vitamin C và flavonoid thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Dùng để xay sinh tố, ăn với sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nữa đấy!
Nước gừng: Do gừng có tác dụng hạ sốt, kháng viêm và giúp bé bớt mệt mỏi do sốt. Thực hiện bằng cách đun sôi vài lát gừng tươi với nước trong khoảng vài phút, bỏ xác đi, để nước nguội và cho bé uống.
Nước dừa: Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa không chỉ là thức uống thiên nhiên giải khát trong mùa nóng, đây cũng là nguồn cung cấp chất điện giải (đặc biệt là kali) giúp bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể trẻ, hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng.
Chuối: Được xem là “siêu trái cây” vì chứa rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, không những thế chuối lại dễ ăn đối với trẻ. Có lượng chất xơ dồi dào, chuối rất phù hợp với những trẻ bị sốt do tiêu chảy.
Trẻ có tâm lý biếng ăn: Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, mất năng lượng chính vì vậy bé có tâm lý chán ăn, chỉ muốn nằm một chỗ. Do đó bố mẹ cần kiên nhẫn khi muốn cho bé ăn. Hãy cố gắng nấu những món dễ ăn, bắt mắt, kích thích vị giác nhưng cũng không nên ép bé ăn quá nhiều trong một bữa. Mẹ có thể chia làm nhiều bữa nhỏ cho trẻ trong ngày.
Trẻ bị sốt cảm thấy toàn thân đau nhức, nhiều khi không thể nhấc mình ra khỏi giường. Khi đến giờ ăn của bé, mẹ hãy kê một chiếc gối để bé có thể tựa vào giường ở tư thế thoải mái nhất. Tuyệt đối không nên để trẻ vừa nằm vừa ăn rất dễ dẫn đến sặc, nghẹn đường thở.
Nếu thấy trẻ sốt và nôn mửa: Hãy đợi sau 10 – 15 phút khi thấy trẻ đã nôn ra hết, mẹ hãy cho bé uống nước pha oresol hay ăn nhẹ một món giúp dễ tiêu hóa.
Mẹ nên nấu những món mà trẻ có thể ăn được, không nên thử cho bé ăn món hoàn toàn mới. Ngoài ra, tránh cho con ăn các món cay, nóng, nhiều đường hoặc dầu mỡ vì đây là những thức ăn khó tiêu và hoàn toàn không có tác dụng hạ sốt, thậm chí có thể làm tình trạng sốt trở nên kéo dài.
Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị sốt và nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt để nhanh lấy lại sức? Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, bố mẹ cần để con nghỉ ngơi đầy đủ, theo dõi thân nhiệt thường xuyên cũng như quan sát diễn biến tình hình sức khỏe của con để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-nhi-khoa-khac/tre-bi-sot-nen-an-gi/