Cẩm Nang | HO NHIỀU KHI SỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ?

HO NHIỀU KHI SỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ?

Ho sốt là triệu chứng của một số bệnh thường gặp về đường hô hấp, nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt các bệnh này. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Dấu hiệu sốt ho là bệnh gì?

Khi thấy cơ thể có biểu hiện sốt ho nhiều, bạn cần “khoanh vùng” các triệu chứng khác đi kèm để có thể nhận biết được liệu bạn đang bị cảm lạnh, cảm cúm hay mắc COVID-19.

Cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thường do rhinovirus gây ra. Virus lây thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh. Ho sốt là biểu hiện đặc trưng nhất, nhưng bạn cũng nên chú ý một số biểu hiện khác xảy ra như đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi… Đặc điểm cơn sốt do cảm lạnh thường là sốt nhẹ.

Để biết liệu bạn có đang mắc cảm lạnh hay không, thì những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Điều trị như thế nào? Với cảm lạnh thông thường, bạn có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc trị cảm lạnh không kê đơn để giảm bớt tình trạng khó chịu mà bệnh mang lại.

Cảm lạnh thường diễn biến nhẹ và không để lại di chứng gì. Đa phần người bị cảm lạnh đều hồi phục trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 ngày.

Xem thêm: Bí kíp trị cảm lạnh hiệu quả ngay lập tức

Cảm cúm

Bệnh cảm cúm thường do virus cúm A và B gây ra. Cách thức lây lan cũng tương tự như bệnh cảm lạnh.

Những triệu chứng của cúm có thể biểu hiện nhẹ hoặc nghiêm trọng. Người bị cúm sẽ gặp các dấu hiệu sau như: Sốt nhẹ cho đến sốt cao, ho nhiều, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi, khó thở… với tần suất thường xuyên. Ở trẻ em thỉnh thoảng sẽ gặp hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng của bệnh thường bộc phát trong khoảng 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Hiện không có thuốc đặc trị cúm mùa. Để chữa cúm, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng virus để làm giảm các triệu chứng. Còn một cách khác để phòng ngừa đó là tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc giảm rủi ro xảy ra biến chứng nghiêm trọng nếu mắc bệnh.

Một số bệnh có biểu hiện ho sốt khá giống nhau

Ho sốt là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh về đường hô hấp

Xem thêm: 9 cách chữa cảm cúm tại nhà giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh

COVID-19

Bỗng nhiên thấy cơ thể ho sốt cao, không loại trừ khả năng bạn nhiễm COVID-19 do virus corona chủng mới gây ra. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh COVID-19 khá tương đồng với bệnh cúm ở trên, do đó nếu nghi ngờ hãy nhanh chóng liên hệ các cơ sở y tế để được xét nghiệm.

Triệu chứng của COVID-19 xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc gần với nguồn lây. Một đặc điểm để nhận biết bệnh đó là mất khứu giác hoặc vị giác, trong khi ở cúm mùa và cảm lạnh thường ít gặp.

Ở một số đối tượng, mức độ nghiêm trọng của COVID-19 dễ xảy ra hơn so với bệnh cúm. Ví dụ như ở trẻ em có thể gặp biến chứng như xuất hiện cục máu đông và hội chứng viêm đa hệ.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với COVID-19. Do đó nếu mắc bệnh, bạn hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế, phòng khám để được tư vấn, hướng dẫn kịp thời.

Cách phòng ngừa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhất là trong thời tiết giao mùa này là lúc nhiều dịch bệnh có thể bùng phát. Để phòng ngừa sốt ho do cảm lạnh, cảm cúm và COVID-19, chúng ta nên thực hiện:

  • Hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai khi đi ra khỏi nhà.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nhất là nơi đông người.
  • Rửa tay bằng xà phòng với nước tối thiểu 20 giây hoặc sử dụng nước rửa tay đạt tiêu chuẩn chất lượng để sát khuẩn.
  • Hạn chế tụ tập đông người.
  • Khi ho hoặc hắt hơi phải dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng và mũi.
  • Hạn chế chạm tay trực tiếp vào mắt, mũi và miệng.
  • Thường xuyên khử trùng các vật dụng xung quanh nhà cửa, nơi làm việc.
  • Tiêm phòng cúm mùa và COVID-19 đầy đủ.
Đeo khẩu trang để hạn chế lây lan bệnh về đường hô hấp

Thường xuyên đeo khẩu trang để hạn chế các bệnh đường hô hấp

Bạn không nên chủ quan khi thấy cơ thể có biểu hiện ho sốt, nhất là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Với những thông tin trên, mong rằng bạn đã biết cách phân biệt các loại bệnh cũng như có biện pháp điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo:

https://gentical.vn/nd/tin-y-te/su-khac-nhau-giua-mac-covid-19-cam-lanh-di-ung-va-cam-cum-la-gi.html

 

Các bài viết khác

Hướng dẫn phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Cùng theo dõi bài...

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là...

CÁCH HÚT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, nên trẻ rất dễ bị các...

Trẻ bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục

Bài viết dưới đây Hapacol sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc: “nên làm gì khi trẻ bị...

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Nhiều bố mẹ cho rằng khi bị sốt phát ban, trẻ cần được kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… mới nhanh hết...

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ...