Đau lưng mỏi gối tê tay: Nguyên nhân và cách chữa trị
Bệnh đau lưng mỏi gối tê tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: vấn đề về cột sống; vấn đề về cơ xương; vấn đề về dây thần kinh;….Để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ đánh giá triệu chứng, tiến hành các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như thuốc, liệu pháp vật lý hay phẫu thuật liên quan. Cùng Hapacol đi tìm hiểu sâu hơn về các thông tin liên quan nhé.
1. Biểu hiện của bệnh đau lưng mỏi gối tê bì chân tay
Biểu hiện của bệnh đau lưng mỏi gối tê bì chân tay thường xuất hiện nhiều, gây nên tình trạng đau lưng kéo dài: (1)
- Đau lưng trên: Triệu chứng đau phần trên lưng trên thường được miêu tả như cảm giác đau nhói, như bị siết chặt hoặc bị dao đâm. Đau lưng trên thường bắt đầu từ những cơn đau nhẹ và dần tăng lên theo thời gian, lan rộng ra các dây thần kinh xung quanh, gây ảnh hưởng đến vùng cột sống ngực, lồng ngực, cổ, vai và gáy. Cùng với các biểu hiện đau, chúng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như cảm giác nóng ran, tê bì và ngứa ngáy.
- Đau lưng giữa: Triệu chứng đau giữa lưng thường được miêu tả như cảm giác đau buốt âm ỉ, chạy dọc theo vùng giữa xương sống hoặc các khu vực xung quanh lồng ngực. Cơn đau thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần nếu không được can thiệp kịp thời.
- Đau thắt lưng: Triệu chứng đau thắt lưng thường hay xuất hiện giữa cột sống thắt lưng. Vị trí đau có thể nằm trong khoảng 1/3 phía dưới lưng. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên cột sống vùng thắt lưng. Mức độ đau thắt lưng thường tăng lên khi thay đổi tư thế, hắt hơi, hoặc khi vận động nhiều.
- Đau mỏi gối: Triệu chứng mỏi gối thường được miêu tả như cơn đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi và hai chân. Cơn đau gây ra cảm giác nhức mỏi, nóng rát ở đầu gối hoặc phía dưới đầu gối.
- Tê tay: Tê tay thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như tê bì, châm chích giống như bị kiến cắn ở các đầu ngón tay. Nếu trong thời gian dài, bạn không tìm cách cải thiện bệnh thì tê tay sẽ trở nặng và lan rộng hơn. Tình trạng này có thể làm giảm sức khỏe của tay, làm khó cầm nắm và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động khác của tay.
Xem thêm: 5 nguyên nhân gây đau lưng và cách trị đau lưng tại nhà
2. Nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối tê tay
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay. (2)
2.1 Bệnh lý về xương khớp
Các vấn đề về cột sống, xương khớp như thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống hoặc dị tật cột sống có thể gây ra đau lưng, mỏi gối và tê tay. Những vấn đề này thường ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu, gây ra cảm giác tê bì và giảm chức năng của tay.
- Viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cơ thể. Bệnh này thường xuất hiện do một phản ứng miễn dịch không đúng, khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô trong khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm, sưng và đau ở các khớp, gây ra khó chịu và giới hạn chức năng của khớp. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng ở các cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể.
- Thoái hoá cột sống: Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên xảy ra khi tuổi tác gia tăng. Khi đó, các đĩa đệm trong cột sống mất đi tính linh hoạt và dẻo dai. Kết quả là các cơ khớp cột sống trở nên cứng và bị biến dạng, làm thay đổi đường cong tự nhiên của cột sống. Điều này có thể gây ra những cơn đau nhức kéo dài.
- Thoái hóa khớp: thoái hóa khớp là một tình trạng mà các khớp trong cơ thể mất đi tính linh hoạt và trở nên cứng hơn. Nó thường xảy ra ở các vùng như đốt sống cổ, khớp lưng, cổ tay, bàn tay và khớp cùng chậu. Tình trạng này thường phổ biến ở người trung niên và người già. Triệu chứng của thoái hóa khớp có thể bao gồm cứng khớp, sưng khớp, và teo sợi cơ.
- Loãng xương: loãng xương (hay còn gọi là bệnh loãng xương, osteoporosis) là một tình trạng mất mật độ và chất lượng xương, làm cho xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Bệnh thường gặp ở người già và phụ nữ sau mãn kinh. Các triệu chứng của loãng xương có thể bao gồm tê bì chân tay, đau mỏi gối, đau lưng, đau thần kinh tọa và thậm chí có thể gây gù lưng.
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng đĩa đệm có thể xảy ra khi đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cột sống. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn như Coryne propinquum và Propionibacterium có thể xâm nhập vào khu vực bên trong cột sống. Vi khuẩn này gây nhiễm trùng và có thể gây biến đổi cấu trúc xương, dẫn đến đau nhức và các triệu chứng khác.
2.2 Bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thiếu máu
Thiếu máu là một trạng thái mà huyết sắc tố và hồng cầu bị giảm, gây ra sự thiếu hụt năng lượng và oxy trong việc vận chuyển đến xương khớp. Điều này có thể gây ra cơn đau nhức kéo dài nếu không được điều trị.
Các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, máu nhiễm mỡ và tăng lipid máu cũng có thể gây ra đau lưng, mỏi gối và tê tay. Để điều trị trạng thái thiếu máu và các bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết.
2.3 Bệnh lý về thận
Suy thận có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến xương khớp. Khi chức năng lọc máu của thận suy giảm, các độc tố có thể tích tụ trong cơ thể, gây rối loạn điện giải. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và gây ra các triệu chứng như đau lưng, nhức mỏi đầu gối và tê bì chân tay. Để quản lý vấn đề này, điều trị suy thận và duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là rất quan trọng.
2.4 Các yếu tố khác
Các nguyên nhân khác có thể gây ra đau lưng, mỏi gối và tê bì chân tay như:
- Suy nhược cơ thể và thiếu chất dinh dưỡng có thể làm yếu cơ và gây ra các triệu chứng này.
- Thiếu hụt canxi ở phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có thể gây ra vấn đề về xương khớp.
- Thừa cân và béo phì có thể tạo áp lực lên các khớp và gây ra đau lưng và mỏi gối.
- Lao động quá sức và duy trì một tư thế quá lâu có thể gây căng thẳng và đau nhức cơ và khớp.
- Mẫn cảm với thời tiết thay đổi cũng có thể làm tăng triệu chứng đau lưng và mỏi gối.
3. Các biện pháp chữa trị bệnh đau lưng mỏi gối tê tay
Tuỳ vào từng triệu chứng và tình trạng bệnh khác nhau mà bạn có thể tìm kiếm cho mình các biện pháp chữa trị hiệu quả. (2)
3.1 Chăm sóc tại nhà
Với phương pháp chăm sóc tại nhà bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm sưng và dịu bớt cơn đau. Chườm nóng có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu và giảm co thắt cơ.
Trong khi đó, chườm lạnh có tác dụng làm co mạch máu, làm giảm viêm nhiễm và giảm đau. Ngoài ra, mát xa cũng có thể giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn gân cơ và giảm đau nhức hiệu quả. Khi kết hợp cả hai phương pháp này chúng sẽ mang lại lợi ích tốt cho việc giảm đau mỏi và tê bì ở xương khớp ở người bệnh.
3.2 Tập yoga
Tập Yoga có thể giúp giảm đau lưng, mỏi gối và tê bì chân tay. Yoga giúp làm mềm dẻo gân cơ, mát xa thắt lưng và thư giãn cột sống. Một số bài tập yoga đơn giản mà bạn có thể thực hiện là tư thế: Rắn hổ mang, nằm nâng chân, nằm nâng tay,…
3.3 Dùng thuốc giảm đau kháng viêm
Các bài thuốc đông y từ thảo dược có thể được sử dụng để chữa trị đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đông y nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ.
Ngoài ra, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc giãn cơ cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc cần được tư vấn và kê đơn bởi dược sĩ hoặc bác sĩ.
3.4 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như tia laser, sóng xung kích, máy kéo giãn giảm áp cột sống để tác động lên cơ thể và giúp chữa bệnh, phục hồi chức năng.
Các phương pháp này có thể kích thích tái tạo mô cơ, giảm đau nhức xương khớp và cải thiện tình trạng lưu thông máu và chuyển hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu một số các nội dung liên quan đến Đau lưng mỏi gối tê bì chân tay và cách điều trị phù hợp. Hapacol hy vọng bạn đọc sẽ có cho mình thêm nhiều kiến thức về sức khỏe.
Nguồn tham khảo
(1) https://www.spine-health.com/blog/your-upper-back-pain-related-your-arm-numbness
(2) https://www.medicalnewstoday.com/articles/pinched-nerve-in-the-back