Cẩm Nang | Cẩm nang | Đừng lơ là với các dấu hiệu đau vùng mông gần xương cụt

Đừng lơ là với các dấu hiệu đau vùng mông gần xương cụt

Đau vùng mông gần xương cụt là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, mà còn gây khó chịu và hạn chế hoạt động của bạn. Nội dung bài viết của Hapacol dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm hiểu đau vùng mông gần xương cụt là bệnh gì cũng như cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

1. Đau vùng mông gần xương cụt là gì?

Đau vùng mông gần xương cụt là một tình trạng phổ biến khi cảm thấy đau ở vùng lưng dưới, từ hông xuống mông, và kéo dài từ đốt sống L1 – L5. Triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến bao gồm: (1)

  • Bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ và nhức nhói ở khu vực thắt lưng, kèm theo cảm giác co thắt cơ, căng tức ở hông và xương chậu.
  • Cảm giác đau nhói, khó chịu, bỏng rát, tê hoặc ngứa lan ra từ thắt lưng đến phía sau đùi, cẳng chân và bàn chân.
  • Đau khi thực hiện các hoạt động như cử động, nằm nghiêng hoặc nâng vật nặng.
  • Tình trạng đau nhức bàn chân hoặc các ngón chân.
  • Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi hoặc đứng lâu.

đau mông gần xương cụt

2. Đau vùng mông gần xương cụt là bị bệnh gì?

Để xác định nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị hiệu quả cho đau vùng mông gần xương cụt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số căn bệnh có thể gây ra triệu chứng đau vùng mông gần xương cụt: (2)

2.1 Căng cơ và bong gân

Đau vùng mông gần xương cụt là một dấu hiệu nhận biết của bệnh bị căng cơ và bong gân. Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau đớn, sưng tấy, bầm tím và hạn chế khả năng vận động. Để giảm đau ở vùng mông gần xương cụt, người bệnh nên nghỉ ngơi, sử dụng chườm đá hoặc băng nén.

Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về tình trạng đau cơ

2.2 Hẹp ống sống

Cơn hẹp ống sống diễn tiến chậm và gây áp lực lên các dây thần kinh xuống chân. Triệu chứng thường bao gồm:

  • Đau vùng thắt lưng và đau vùng mông gần xương cụt.
  • Nghiêng cột sống nhẹ, đau khi cúi người về phía trước, ngồi hoặc nằm.
  • Cảm giác yếu hoặc tê ở chân, mông và bắp chân.

Để giảm triệu chứng của cơn hẹp ống sống, có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi và tránh hoạt động căng thẳng lên vùng lưng.
  • Thực hiện các bài tập và động tác tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh của cột sống và cơ lưng.
  • Đảm bảo tư thế ngồi, đứng và nằm đúng cách để giảm áp lực lên vùng lưng.

2.3 Rối loạn chức năng khớp xương cùng

Người bị rối loạn chức năng của các khớp xương cùng thường gặp đau và cảm giác cứng ở vùng lưng dưới mông, đặc biệt là phía bên phải của lưng. Cơn đau thường tăng lên khi người bệnh đứng, leo cầu thang, chạy, đi bước dài hoặc nâng vật nặng. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên sử dụng vật lý trị liệu để thư giãn cho cột sống, xoa bóp, tập thể dục tăng cường sức cơ và giãn cơ.

2.4 Đau thần kinh tọa

Cơn đau thần kinh tọa thường xuất hiện đột ngột và có thể chỉ tập trung ở một bên. Đối với người bệnh, các triệu chứng bắt đầu từ vùng lưng và lan xuống đùi, mông và một bên chân. Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau ở chấn thương, hoặc tham gia vào lớp học yoga để thư giãn, châm cứu…

2.5 Gai đôi cột sống

Bệnh gai đôi cột sống thường gây đau ở vùng lưng dưới mông, đùi hoặc bàn chân. Nguyên nhân của gai đôi cột sống thường là do tư thế ngồi không đúng và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Một số phương pháp điều trị bệnh này bao gồm: kết hợp bài tập phục hồi chức năng, áp dụng mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung…

2.6 Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người cao tuổi do các đốt sống bị bào mòn và cọ xát với dây thần kinh, gây đau nhói ở vùng thắt lưng gần xương cụt. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối và trở nên dữ dội hơn khi đêm về. Các biện pháp điều trị bao gồm: nghỉ ngơi, xoa bóp khi bị đau cột sống; cải thiện tư thế đứng, ngồi và đi đứng; tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng sự dẻo dai cho cột sống.

2.7 Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

đau vùng mông gần xương cụt

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 35 – 50. Trong trường hợp này, đĩa đệm cột sống lưng không thể chịu được vai trò giảm xóc và nâng đỡ phần trên cơ thể, dẫn đến hạn chế khả năng di chuyển. Đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí bình thường, gây ép lên các rễ thần kinh và gây ra tê bì và đau nhức, nhất là đau ở vùng mông gần xương. Hãy nghỉ ngơi điều độ và tránh tập thể dục hay thực hiện các hoạt động cần phải cúi người, nâng vác vật nặng để giảm thiểu triệu chứng.

2.8 Chèn ép dây thần kinh

Triệu chứng đặc trưng của bệnh chèn ép dây thần kinh bao gồm đau từ lưng xuống mông, đau ở vùng mông gần xương cụt và hai chân. Nguyên nhân của tình trạng này thường liên quan đến áp lực quá lớn từ các cấu trúc lân cận như xương, sụn, cơ, hoặc dây chằng. Áp lực này gây tổn thương cho chức năng của dây thần kinh, dẫn đến cảm giác đau, ngứa, tê. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng và việc không can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bị liệt.

2.9 Bệnh phụ khoa

Khi phụ nữ gặp đau ở phía dưới lưng và đau vùng mông gần xương, cùng với những dấu hiệu bất thường khác như sự thay đổi trong mùi hương và khí hư âm đạo, có thể là biểu hiện của vấn đề sức khỏe phụ khoa. Vì vậy, khi bạn đối mặt với tình trạng này, hãy nên tới bệnh viện sớm để tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

2.10 Khối u

Khối u cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm khi nhắc đến tình trạng đau vùng mông gần xương. Trong trường hợp khối u lành tính, bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, nếu đó là khối u ác tính, tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ trở nên rất nguy hiểm. Vì vậy, để phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm sớm, khi cảm thấy đau ở vùng mông gần xương cụt, người bệnh nên đến kiểm tra sàng lọc càng sớm càng tốt.

3. Cách điều trị và phòng ngừa đau vùng mông gần xương cụt

Bên cạnh việc điều trị từ bác sĩ trong các trường hợp nặng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện bệnh tại nhà: (2)

3.1 Bấm huyệt

Bấm huyệt là một phương pháp truyền thống trong y học Đông y và có thể được sử dụng để giảm đau vùng mông gần xương. Bấm huyệt tập trung vào việc kích thích các điểm huyệt trên cơ thể, cân bằng năng lượng và cải thiện tuần hoàn máu. Để áp dụng phương pháp bấm huyệt, bạn có thể tìm đến các chuyên gia Đông y hoặc bác sĩ có chuyên môn về bấm huyệt.

bấm huyệt giảm đau mông

3.2 Nghỉ ngơi hợp lý

Việc hạn chế mang vật nặng và nhờ người thân hỗ trợ khi cần thiết là một cách để giảm tải lực và áp lực lên lưng và vùng mông gần xương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi và giải tỏa áp lực hàng ngày. Khi cơ thể được nghỉ ngơi đủ, chúng có thể phục hồi và giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau vùng mông gần xương.

3.3 Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học và cân đối có thể hỗ trợ điều trị chứng đau vùng mông gần xương cụt và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, canxi là một chất cần thiết cho xương và khớp. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau, củ, quả cũng cung cấp các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm viêm.

3.4 Tập thể dục thể thao điều độ

Tập thể dục thể thao mỗi ngày có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt hữu ích cho người bị chứng đau lưng vùng mông gần xương cụt. Tuy nhiên, khi tập thể dục, hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng và không gây căng thẳng hoặc áp lực lên vùng lưng.

Một số bài tập nhẹ nhàng mà bạn có thể tham khảo như yoga, bơi lội và đi bộ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Yoga có thể giúp tăng cường sự linh hoạt và giãn cơ, trong khi bơi lội và đi bộ là các hoạt động không gây tác động mạnh lên khớp và cơ.

3.5 Sử dụng thuốc giảm đau trong một số trường hợp

Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc giảm đau có thể là một phương pháp hữu ích để giảm cơn đau vùng mông gần xương. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông thường chứa thành phần paracetamol hoặc thành phần ibuprofen để giảm đau và giảm sưng, phù nề. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, và không tự ý sử dụng quá liều hoặc dùng lâu dài.

hapacol đau nhức

3.6 Thăm khám bác sĩ trong các trường hợp nặng

Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau vùng mông gần xương cụt, người bệnh có thể tìm đến điều trị ngoại trú với các phương pháp và can thiệp sau đây:

  • Phong bế dây thần kinh tại chỗ quanh vùng xương cụt bằng sử dụng thuốc tê và thuốc chứa thành phần steroid để giảm sưng viêm.
  • Sử dụng liệu pháp xoa bóp và thư giãn cơ.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn, nắn chỉnh và cải thiện tư thế dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.
  • Áp dụng phương pháp châm cứu.
  • Sử dụng kích thích điện thần kinh qua da (TENS).

Trên đây là một số các nội dung liên quan đến đau vùng mông gần xương cụt cũng như các nguyên nhân và cách điều trị cơ bản. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức về sức khỏe thông qua những nội dung chia sẻ của Hapacol.

Nguồn tham khảo

(1) https://www.medicinenet.com/coccydynia/article.htm

(2) https://www.medicalnewstoday.com/articles/318064

Các bài viết khác

Bé bị sổ mũi xanh: 4 cách khắc phục bé bị sổ mũi xanh tại nhà

Trẻ sổ mũi xanh là một vấn đề thường gặp, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh...

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm mà ba mẹ không nên bỏ qua

Khi trẻ mọc răng sớm, việc chăm sóc và quan tâm đặc biệt là điều quan trọng để đảm bảo sự thoải...

Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả bạn nên biết

Thuốc giảm đau răng là một trong những giải pháp hàng đầu nhiều người bệnh nghĩ đến khi răng gặp vấn đề....

Tổng hợp 5 bài tập giảm đau cơ mông hiệu quả bạn nên biết

Đau cơ mông có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ đơn thuần do căng cơ. Bệnh này có thể...

Đau lưng mỏi gối tê tay: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh đau lưng mỏi gối tê tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: vấn đề về cột sống;...

Trẻ ho nhiều: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ho là một phản xạ tự nhiên thường gặp nhưng khi xuất hiện liên tục và kéo dài có thể là dấu...