Cẩm Nang | Đau bụng dưới rốn có liên quan đến bệnh lý nào không?

Đau bụng dưới rốn có liên quan đến bệnh lý nào không?

Đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường thấy ở mọi đối tượng nên mọi người thường bỏ qua, mặc dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng đau bụng vùng dưới rốn cũng cảnh báo những nguy cơ về bệnh lý của cơ thể. Việc thăm khám kịp thời là rất cần thiết để được tư vấn và hỗ trợ điều trị căn nguyên của tình trạng này. Cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý được đề cập trong nội dung dưới đây. 

1. Đau bụng ở dưới rốn có liên quan đến bệnh lý không?

Đau bụng dưới rốn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các tổn thương hoặc vấn đề tại các cơ quan như đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang và các cơ quan phụ liên quan đến sinh sản đều có thể gây ra đau bụng dưới rốn. Đối với phụ nữ, đau bụng dưới rốn cũng là triệu chứng của các bệnh lý thường gặp liên quan đến các vấn đề trong chu kỳ kinh nguyệt, viêm buồng trứng hoặc viêm nhiễm tử cung. Do đó, việc đánh giá chính xác nguyên nhân của triệu chứng là quan trọng để có thể đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn. Vậy nên ngoài xuất phát từ những tổn thương thông thường, đau bụng dưới rốn cũng là “còi cảnh báo” cho bệnh lý tiềm tàng trong cơ thể bạn. (1)

Đau bụng ở dưới rốn có liên quan đến bệnh lý không

Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?

2. Những trường hợp đau dưới rốn không liên quan đến bệnh lý

Đầu tiên, đau bụng vùng dưới rốn thường là những dấu hiệu cho các thời kỳ đặc biệt của phụ nữ có thể kể đến như: 

2.1 Đau bụng ở dưới rốn trong thời kỳ rụng trứng

Hiện tượng đau bụng dưới rốn xảy ra trong thời gian rụng trứng, khi buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành, quá trình này có thể kích thích một số dây thần kinh và cơ bên trong bụng dưới, gây ra cảm giác đau bên trong vùng bụng dưới rốn. 

Cơn đau này thường không kéo dài lâu, có thể xuất hiện và biến mất trong vài giờ hoặc trong vài ngày. Đau rụng trứng là một phần tự nhiên của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và thường không gây hại đến cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác đau này có thể khá khó chịu đối với một số phụ nữ. Nếu bạn có cơn đau rụng trứng kéo dài và gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên nghe tư vấn từ các bác sĩ để xác định liệu có cần điều trị hoặc có biện pháp nào để giảm đau phù hợp hay không. (2)

2.2 Đau bụng vùng dưới rốn trong thời kỳ kinh nguyệt

Thời kỳ kinh nguyệt là một phần tự nhiên của chu kỳ sinh sản của phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi trứng đã rụng từ buồng trứng và không được thụ tinh, dẫn đến việc giảm dần lượng hormone progesterone trong cơ thể, gây ra sự co bóp tử cung và chu kỳ kinh nguyệt. Trong quá trình này, các chất thải từ tử cung cùng với máu và các tế bào nội mạc tử cung được đẩy ra ngoài qua âm đạo. Điều này khiến một số phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng không thoải mái như đau âm ỉ dưới rốn, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi hoặc các triệu chứng khác. (2)

2.3 Đau dưới rốn do rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm lối sống không lành mạnh, căng thẳng và các yếu tố tâm lý. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng dưới rốn, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. 

Tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón nặng, phân bị mắc lại trong ruột có thể gây áp lực lên trực tràng và gây ra cảm giác đau thắt tại vùng bụng dưới rốn. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình đi vệ sinh. (2)

Đau bụng dưới rốn do rối loạn tiêu hoá 

Đau bụng dưới rốn do rối loạn tiêu hoá

2.4 Đau bụng âm ỉ dưới rốn do tiền kinh nguyệt

Hội chứng này thường xuất hiện từ 1-2 ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu và thường kéo dài trong khoảng một tuần. Đây là một tình trạng bình thường của nhiều phụ nữ, được gây ra bởi các thay đổi trong hormone nội tiết trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. 

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, bao gồm: 

  • Uể oải, căng thẳng, dễ cáu gắt, lo âu, hay buồn bã. 
  • Đau nhức hoặc co bóp dữ dội ở phần bụng dưới rốn. 
  • Cảm giác ngực căng, đau, hoặc nhạy cảm hơn bình thường cũng hay xuất hiện. 
  • Đặc biệt do sự thay đổi hormone, trên da thường xuất hiện mụn. (2)

Xem thêm: Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không?

3. Những trường hợp đau bụng dưới rốn liên quan đến bệnh lý

Đau bụng ở dưới rốn là cảnh báo một số bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bao gồm:

3.1 Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng thụ tinh bám vào nơi khác ngoài tử cung, thường là trong ống tử cung (buồng trứng). Khi thai phôi phát triển trong ống tử cung, có thể gây ra sưng to, dẫn đến đau bụng dai dẳng và âm ỉ. 

Các triệu chứng này thường đi kèm với chảy máu âm đạo và mức độ đau có thể gia tăng theo thời gian do phát triển của thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng nguy hiểm cao và cần được điều trị ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Thông thường, phương pháp điều trị là phẫu thuật để loại bỏ thai ngoài tử cung. (3)

3.2 U nang buồng trứng

 

Đau bụng dưới rốn do u nang buồng trứng gây nên 

Đau bụng dưới rốn do u nang buồng trứng gây nên

Hiện tượng đau vùng bụng dưới rốn ở phụ nữ có thể liên quan đến u nang buồng trứng. U nang là các cụm u tạo thành một lớp màng mỏng bên ngoài và chứa dịch lỏng cùng một số thành phần khác bên trong. Hầu hết u nang buồng trứng thường là lành tính và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể trở nên ác tính và gây nguy cơ đối với sức khỏe của phụ nữ.

Nguyên nhân của cơn đau này xuất phát từ việc u nang phát triển và làm tăng kích thước, tạo áp lực lên bụng dưới. Điều này dẫn đến căng thẳng và khó chịu ở các bộ phận trong khoang bụng. (3)

3.3 U xơ tử cung

U xơ tử cung là sự phát triển của các khối u lành tính tại cơ trơn của dạ con. Triệu chứng thường xuất hiện ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường xuất hiện từ 30-40 tuổi. U xơ tử cung có thể gây ra đau bên trong vùng bụng dưới rốn, đau lưng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây đau khi quan hệ tình dục. 

Mặc dù u xơ tử cung là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Để đảm bảo sức khỏe và được chẩn đoán chính xác, bạn nên đến khám tại những cơ sở uy tín để có phương án điều trị kịp thời. (3)

3.4 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu như niệu đạo (ống tiểu), bàng quang, và niệu quản. Bệnh này có thể gây ra một loạt triệu chứng, bao gồm: đau dưới rốn, tiểu đau, tiểu nhiều lần. 

Nếu không được xử lý kịp thời, nhiễm khuẩn có thể lan đến thận và gây ra viêm thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bạn nên đi thăm khám và điều trị kịp thời.  (3)

3.5 Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường bắt đầu với việc đau bụng âm ỉ dưới rốn, sau đó có thể tập trung nhiều hơn ở phía bên phải, đi kèm với các triệu chứng khác như nôn mửa, sốt, mất cảm giác ăn và sưng to bụng. Nếu không được xử lý kịp thời, viêm ruột thừa có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc toàn thể, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. (3)

4. Cách điều trị đau bụng ở dưới rốn

Theo tư vấn của các chuyên gia y tế, khi gặp tình trạng đau bụng dưới rốn việc điều trị là vô cùng quan trọng. Để điều trị được hiệu quả, nhanh chóng thì người bệnh cần chú ý những cách sau: 

  • Uống một cốc nước ấm, có thể thêm vài lát gừng để tình trạng đau bụng giảm bớt. 
  • Sử dụng túi hoặc khăn để chườm nóng vùng bị đau. 
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo bó sát làm cơn đau bụng kéo dài. 
  • Không tuỳ tiện sử dụng thuốc giảm đau hoặc các bài thuốc dân gian khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. 
  • Ăn thật nhiều rau xanh, đồ ăn loãng, tránh các thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc các đồ uống có cồn. 
  • Bổ sung thêm nước và các loại vitamin để hỗ trợ tiêu hoá.
  • Matxa nhẹ nhàng vùng bụng dưới khi tắm bằng nước ấm.
  • Tập thiền để giảm những cơn đau thắt bụng do căng thẳng. (1)
Sử dụng túi chườm nóng giúp giảm cơn đau hiệu quả 

Sử dụng túi chườm nóng giúp giảm cơn đau hiệu quả

Đau bụng dưới rốn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị trở nên có hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng này, hãy liên hệ với Hapacol để được tư vấn nhé!

 Nguồn tham khảo:

  1. https://hongngochospital.vn/dau-bung-duoi-ron-canh-bao-nhung-benh-ly-nao/ 
  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-bung-duoi-ron-va-nhung-dau-hieu-khong-duoc-chu-quan-s195-n21101
  3. https://tambinh.vn/nguyen-nhan-dau-bung-duoi-ron/#ftoc-heading-12
Các bài viết khác

Lời khuyên dành cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm

Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường gặp nhưng cũng là điều khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ. Vì sao trẻ...

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và các điều ba mẹ không được chủ quan

Trẻ sơ sinh thở khò khè báo hiệu trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân của hiện tượng này từ...

Đau khớp háng: Những phương pháp điều trị hiệu quả

Háng là khu vực quan trọng trong việc di chuyển và hoạt động của chân. Đau khớp háng có thể ảnh hưởng...

Nguyên nhân đau bụng dưới ở nam và cách khắc phục hiệu quả

Đau bụng dưới ở nam là triệu chứng phổ biến, nhưng nam giới lại ít để tâm đến những vấn đề sức...

Đau bụng trên bên phải và những điều bạn cần biết?

Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở tất cả mọi người, nhưng ở mỗi một vị trí đau sẽ thể hiện...

[Giải đáp] Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

Với sức đề kháng còn kém thì khi trẻ bị sốt việc chăm sóc cần được cẩn trọng hơn so với bình...