Cẩm Nang | Cẩm nang | Cúm B là bệnh gì? Những thông tin quan trọng về Cúm B

Cúm B là bệnh gì? Những thông tin quan trọng về Cúm B

Cúm B thường xuất hiện rộng rãi trong giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông xuân. Bệnh này có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc nói chuyện với người khác. Ở Việt Nam, cúm B được coi là một trong những bệnh phổ biến nhất do virus gây ra. Vì vậy, hãy cùng Hapacol đi tìm hiểu những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa cúm B trong bài viết sau. 

1. Tìm hiểu về Cúm B là gì?

Cúm B là bệnh gì? Biểu hiện cúm B như thế nào? Cúm B được xem là bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây nên và chủ yếu tác động lên hệ hô hấp như mũi, cổ họng và phổi. Mặc dù nhiều người có thể hồi phục mà không cần điều trị, thế nhưng cúm B và các biến chứng liên quan cũng có thể đe dọa tính mạng đối với người bệnh.

Cúm B thường phát sinh trong các giai đoạn chuyển mùa và có thể lây lan thông qua tiếp xúc hoặc hô hấp, nhanh chóng trở thành dịch trong cộng đồng. Vì vậy việc quan tâm chăm sóc bản thân và tìm kiếm cho mình hướng điều trị, hỗ trợ phù hợp là điều cần thiết. Đặc biệt là những người bệnh có sức đề kháng kém như người cao tuổi, người có bệnh lý tiền sử và những ai có hệ thống miễn dịch yếu.

Thông tin chung về cúm B

Thông tin chung về cúm B

2. Nguyên nhân bị Cúm B

Cúm B là một trong ba chủng virus cúm ảnh hưởng đến con người, bên cạnh cúm A và C. Nguyên nhân chính của việc bị cúm B chủ yếu là do tiếp xúc với một người đã nhiễm bệnh hoặc virus lây truyền thông qua hắt hơi, ho,… Ngoài ra, khi môi trường thay đổi thất thường, nó cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng bị cúm B.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu trên, một số người bệnh có sức đề kháng kém: người già, trẻ nhỏ,… cũng thường rất dễ bị mắc phải cúm B. Vậy nên bạn cần có cho mình những cách thức đề phòng phù hợp, nhằm hạn chế tình trạng bị cảm cúm, gây ảnh hưởng đến cơ thể.

3. Triệu chứng Cúm B

Cúm B là gì? Các triệu chứng có dễ nhận biết không? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn nhé!

3.1. Triệu chứng Cúm B ở trẻ em

Triệu chứng cúm B ở trẻ cũng thường rất dễ nhận biết. Khi trẻ bị nhiễm bệnh thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa nhiều gây mất nước, mệt lả. Đặc biệt đối với những trẻ bị hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… thì các biểu hiện của bệnh sẽ có khả năng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biểu hiện của cúm b ở trẻ 

Biểu hiện của cúm b ở trẻ

3.2. Triệu chứng Cúm B ở người lớn 

Đối với người lớn, tình trạng bị cúm B cũng thường xuyên xảy ra. Các triệu chứng về nó cũng khá dễ để nhận biết, có thể bao gồm các biểu hiện sau:

  • Ho, đau hoặc ngứa rát cổ họng. 
  • Viêm họng, chảy nước mũi. 
  • Hắt hơi liên tục. 
  • Ớn lạnh toàn thân. 
  • Mệt mỏi, chân tay không có lực. 
  • Hoa mắt, đau đầu. 
  • Đau nhức cơ, đau khi vận động. 
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng, tiêu chảy. 
  • Chán ăn, khô miệng. 

4. Cách điều trị Cúm B

Cách điều trị cúm B cơ bản 

Khi bị bệnh, việc điều trị là điều vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Hầu hết các hướng điều trị sẽ tập trung chủ yếu vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng và tăng cường sức kháng của cơ thể. Dưới đây là một số cách các điều trị cơ bản:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống đủ nước.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc kháng virus.
  • Sử dụng thêm vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm theo định kỳ.

Cách điều trị cúm B bằng thuốc

Bạn có thể sử dụng một số thuốc để điều trị như sau:

  • Hapacol 650: Điều trị các triệu chứng đau do đau đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, giúp hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
  • Hapacol 650 extra: Làm giảm các cơn đau như đau đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức do viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm, hạ sốt…
  • Hapacol CS Day: Điều trị các triệu chứng cảm sốt, sổ mũi, sung huyết mũi do cảm cúm, cảm lạnh.

5. Cách phòng tránh Cúm B

Một trong những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất là tiêm vacxin cúm hàng năm. Vaccine này được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để đối phó với các chủng virus cúm đang lưu hành. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phòng tránh cúm B bằng cách:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Sử dụng khẩu trang khi ở nơi công cộng.
  • Tăng cường luyện tập thể dục.
  • Ăn uống và ngủ nghỉ đúng, phù hợp.

6. Những câu hỏi thường gặp khi bị Cúm B

Dưới đây là một số các câu hỏi thường gặp luôn được nhận nhiều sự quan tâm đến từ người bệnh.

6.1 Cúm B có nguy hiểm không?

Cúm B có khả năng lây lan dễ dàng qua tiếp xúc với người bệnh trong khoảng cách 2m khi ho/hắt hơi, hoặc qua việc tiếp xúc với các bề mặt có thể nhiễm virus và sau đó chạm vào mũi, miệng. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm thế nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, nó có thể dẫn đến các biến chứng xấu liên quan. Điều này sẽ làm hại đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Cúm B có nguy hiểm đến tính mạng không?

Cúm B có nguy hiểm đến tính mạng không?

6.2. Cúm B có được tắm không?

Khi mắc bệnh, việc tắm không phải là điều bị cấm, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe cá nhân. Để tăng cường quá trình phục hồi của cơ thể, bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ khoảng từ 27 độ C đến 32 độ C. Nhiệt độ này giúp kích thích cơ thể loại bỏ các độc tố qua da. Ngoài ra, hơi nước ấm khi tắm cũng có lợi ích bổ sung như: giúp bạn thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm ở cổ họng và giảm cảm giác không thoải mái ở mũi.

6.3. Thời gian ủ bệnh cúm B là bao lâu?

Khi nhiễm virus cúm B, thời gian ủ bệnh khá ngắn, chỉ trong khoảng 1-3 ngày mà không có các dấu hiệu bệnh rõ ràng. Sau đó, bệnh sẽ phát triển trong vòng 3-5 ngày với tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 41 độ C, kèm theo các triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, và ho. 

Vậy là Hapacol đã cùng bạn đi tìm hiểu các thông tin liên quan về cúm B. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm các kinh nghiệm và kiến thức về sức khỏe cũng như các cách điều trị bệnh hiệu quả trong thời gian tới.

Các bài viết khác

Đau đầu kéo dài là gì? Thường xuyên bị đau đầu nhiều ngày có nguy hiểm không?

Thông thường, triệu chứng nhức đầu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường...

TRẺ BỊ SỐT CAO VÀ NÔN, MẸ NÊN LÀM GÌ?

Sốt cao nôn ở trẻ em là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi hai triệu chứng này...

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mô hôi hiệu quả

Cảm lạnh thường xuất hiện với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, và đau họng. Vậy cách chữa cảm lạnh...

Nguyên nhân và cách chữa trị đau rát họng có đờm

Đau rát họng có đờm là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nguyên nhân thường...

Khắc phục tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng

Nhiều người vẫn hay thắc mắc “Khàn tiếng nhưng không đau họng có vấn đề gì nguy hiểm hay không?” Để giải...

Nguyên nhân gây đau họng đau tai và cách điều trị

Đau họng và đau tai là hai triệu chứng khá phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua...