Cúm A và Cúm B là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, liệu bạn có biết chính xác hai loại cúm này là gì và làm thế nào để phân biệt giữa chúng? Hãy cùng Hapacol khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu về các loại cúm
Cúm là một loại bệnh thường gặp, được chia thành cúm A, B và C. Tuy nhiên, cúm A và cúm B là hai loại phổ biến hơn cả.
Cúm A là gì?
Cúm A còn được gọi là cúm gia cầm, cúm mùa hay cúm H1N1, là một loại bệnh có khả năng lây từ gia cầm sang người. Virus gây cúm A là loại virus có mức độ nguy hiểm cao nhất trong các loại cúm. Bệnh cúm A không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Loại cúm này đã gây ra đợt dịch cúm toàn cầu lịch sử khiến nhiều người thiệt mạng vào năm 2009. Cho đến thời điểm hiện tại, cúm A vẫn thường bùng phát hàng năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em.
Cách phân biệt Cúm A và Cúm B
Cúm B là gì?
Các triệu chứng của virus cúm B cũng tương tự như cúm thông thường, gồm đau đầu, sốt, đau họng,… Tuy nhiên mức độ triệu chứng của loại cúm này cũng như tác động giảm nhẹ hơn so với cúm A. Đây là loại bệnh cúm do virus gây ra phổ biến thứ hai thường gặp cần đặc biệt chú ý.
Cúm A và Cúm B lây lan qua con đường nào
Cả hai loại cúm đều lây lan từ người qua người hoặc từ động vật qua người thông qua nhiều cách thức khác nhau như:
- Tiếp xúc trực tiếp: Khi giao tiếp với người mắc cúm A hoặc cúm B, virus có thể lây lan trực tiếp từ người này sang người kia qua các giọt nhỏ của dịch tiết hoặc nước bọt.
- Tiếp xúc gián tiếp: Virus cúm A và cúm B có thể tồn tại trên các bề mặt, ví dụ như tay, cửa tay, bàn làm việc, nút bấm, đồ dùng cá nhân và các vật khác mà người nhiễm cúm đã tiếp xúc. Nếu người khác tiếp xúc với các bề mặt này và sau đó chạm mắt, mũi hoặc miệng của mình, virus có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
- Tiếp xúc với gia cầm: nguồn gốc chính sản sinh ra cúm A là từ gia cầm như gà, vịt, chim…. Vì thế, người có tiếp xúc gần với gia cầm có thể bị nhiễm virus cúm A thông qua chất tiêu, phân hoặc dịch từ hô hấp của gia cầm.
Tổng quan về Cúm A và Cúm B
Dấu hiệu của bệnh Cúm A và Cúm B
Các triệu chứng của cúm A và cúm B có thể tương tự nhau nhưng triệu chứng của cúm A thường nặng hơn. Người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu trên cơ thể dưới đây:
- Bệnh nhân có thể có sốt cao, thường trên 38°C.
- Đau và khó chịu trong vùng họng, gây khó khăn khi nuốt.
- Cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
- Đau đầu thường xuyên và khó chịu.
- Cảm giác đau nhức và mệt mỏi trong các nhóm cơ.
- Chảy nước mũi, đặc biệt đối với trẻ em thì trẻ bị nghẹt mũi kéo dài và hắc hơi nhiều trong ngày.
- Một số bệnh nhân có thể ho khan hoặc có những cơn ho nhẹ.
Cách phòng ngừa Cúm A
Cách phân biệt Cúm A và Cúm B
Cúm A và cúm B đều giống nhau ở chỗ đều do loại bệnh do virus gây ra, có triệu chứng tương tự nhau,… Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt nhất định mà người bệnh cần biết:
- Phân biệt dựa trên các chủng của virus: Cúm A có nhiều chủng khác nhau (cúm A/H1N1, cúm A H5N1, A/H7N9,…) với khả năng biến đổi cao, trong khi cúm B chỉ có hai dòng chủng (B/Victoria và B/Yamagata) và ít khả năng biến đổi.
- Phân biệt dựa trên khả năng lây lan: Cả cúm A và cúm B đều lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch tiêu hoặc nước bọt từ người nhiễm. Tuy nhiên, cúm A còn có khả năng lây từ gia cầm sang người, trong khi cúm B chỉ lây truyền giữa con người.
Tuy mức độ nguy hiểm của cúm A cao hơn cúm B, nhưng cả hai đều có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mắc. Việc phân biệt chính xác giữa hai loại cúm này cần thực hiện xét nghiệm và phân tích mẫu từ người nhiễm.
Cách phòng ngừa Cúm A và Cúm B
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cúm A và cúm B:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc bề mặt có thể nhiễm virus cúm. Sử dụng dung dịch rửa tay có cồn nếu không có nước và xà phòng.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc cúm hoặc có triệu chứng cúm A và cúm B, đặc biệt trong giai đoạn lây nhiễm cao.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc trong các khu vực công cộng đông người.
- Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để hạn chế việc phát tán giọt tiếp xúc.
- Duy trì môi trường sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi bề mặt, đồ dùng cá nhân và không chia sẻ chúng với người khác.
- Tiêm chủng vaccine. Việc tiêm vaccine cúm hàng năm là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ chống lại cả cúm A và cúm B. Vaccin cúm được cung cấp theo lịch trình và khuyến nghị của cơ quan y tế để đảm bảo sự bảo vệ tối ưu. Đối với trẻ em bố mẹ cần lưu ý lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để có thể tiêm đúng lịch trình giúp bé phòng bệnh tốt hơn.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, vận động thể chất đều đặn và đủ giấc ngủ để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh tiếp xúc với gia cầm nhiễm virus cúm A để giảm nguy cơ lây bệnh.
Cúm là loại bệnh gây tác động không nhỏ đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là hệ hô hấp ở trẻ nhỏ. Vì vậy, thực hiện các biện pháp để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây lan của cúm trong cộng đồng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin của Hapacol về cúm A và cúm B. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể có những kiến thức nhất định để nhận biết và chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình khi mắc bệnh này.