Khi trẻ nhỏ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên và làm trẻ quấy khóc, khó chịu. Việc chăm sóc đúng cách trong thời gian này là rất quan trọng để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu trẻ và giúp cơ thể bé đối phó với tình trạng sốt. Bằng cách áp dụng biện pháp chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà hợp lý, ba mẹ có thể giúp trẻ nhanh chóng cảm thấy thoải mái và phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị sốt một cách hiệu quả và an toàn.
Sốt là phản ứng của cơ thể trẻ em đối với các bệnh tật hoặc các virus xâm nhập vào cơ thể. Việc đo nhiệt độ trẻ em là phương pháp đánh giá đơn giản nhất để kiểm tra xem trẻ em có sốt hay không. Khi nhiệt độ trẻ em cao hơn bình thường, đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ em đang bị sốt. Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ em:
Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của con bạn. Nhiệt kế nên dùng trực tiếp cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp đo dưới nách hoặc nhiệt kế đo tai cho bé lớn tuổi hơn.
Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 38 độ C thì chúng đang bị sốt. Tình trạng này sẽ không nguy hiểm trừ khi nó kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày hoặc nếu con bạn dường như có các triệu chứng khác, như cứng cổ, nhức đầu dữ dội hoặc phát ban.
Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường lầm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.
Khi bé bị sốt, cơ thể sẽ tỏa nhiệt qua da, dẫn đến việc mất nước và cần phải được bổ sung đầy đủ. Ba mẹ cần phải cung cấp đủ nước cho bé để giúp bé phục hồi nhanh chóng.
Cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37,0oC). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.
Nếu trẻ khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vừng nách và khắp người.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao.
Nhiệt độ phòng cần phải được điều chỉnh để giúp trẻ em cảm thấy thoải mái. Nếu nhiệt độ phòng quá nóng, trẻ em sẽ cảm thấy khó thở và khó chịu hơn. Ngược lại, nếu nhiệt độ phòng quá lạnh, trẻ có thể bị co giật hoặc giật mình.
Khi bé sơ sinh, trẻ em bị sốt, cha mẹ nên cơi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Một số phụ huynh mắc sai lầm khi thấy con mình vừa sốt vừa run, sợ con bị lạnh nên quấn nhiều quần áo, đắp nhiều chăn mền làm trẻ càng sốt cao và có thể làm trẻ bị co giật mà dân gian gọi là “làm kinh”.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao 38,5oC, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô,… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiểu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều đối đa không quá 60 mg/kg/24 giờ.
Khi chăm sóc em bé sơ sinh, trẻ bị sốt cha mẹ cần chú ý trẻ trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho trẻ.
[irp posts=”31874″ name=”TRƯỜNG HỢP TRẺ SỐT CAO NÊN NHẬP VIỆN NGAY”]
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ em sốt cao co giật tại nhà cho ba mẹ