Đau mỏi xương khớp không chỉ là căn bệnh ở người cao tuổi, trung niên mà ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Thực tế, bệnh xảy ra ở cả những thanh niên trẻ tuổi, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân nói chung hay đau nhức xương khớp chân nói riêng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả?
MỤC LỤC NỘI DUNG
Đau nhức xương khớp là tình trạng xuất hiện các cơn đau, cứng khớp, sưng, nóng ran ở bất kì khớp xương nào trên cơ thể. Đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, thường gặp ở người cao tuổi và những người lao động nặng nhọc.
Đau nhức toàn thân dẫn đến cơn đau tại nhiều vị trí như: đau mỏi cổ, đau vai gáy, đau nhức thắt lưng, viêm khớp tay, khớp gối, mắt cá chân, gót chân, các ngón chân…
Đau nhức xương khớp chân phổ biến nhất là chứng đau khớp gối và đau cổ chân. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển, dần dần có thể gây teo cơ hoặc làm biến dạng khớp xương.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các khớp xương bị đau nhức, được chia thành 2 nhóm như sau:
Chấn thương do tai nạn, va chạm, té ngã… khiến các khớp, dây chằng và phần mềm xung quanh tổn thương và gây ra các cơn đau mỏi xương khớp.
Khuân vác nặng, vận động sai tư thế khiến các khớp xương chịu nhiều áp lực, lâu ngày dẫn đến các cơn đau nhức. Ngoài ra, lười vận động, không thường xuyên đi lại sẽ khiến các khớp xương không còn linh hoạt và dẻo dai. Đặc biệt, quá trình tuần hoàn máu đến khớp xương cũng sẽ không ổn định, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp và xuất hiện các cơn đau nhức.
Ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, omega 3… uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích cũng là những nguyên nhân gây đau nhức ở xương khớp.
Ngoài các tác nhân cơ học, tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh lý như:
Một số nguyên nhân khác gây ra các cơn đau mỏi xương khớp:
Xương có mật độ cao nhất ở độ tuổi 25 – 35. Sau đó, khối lượng và mật độ xương sẽ suy giảm dần theo tuổi tác, kéo theo sự lão hóa xương, sụn và khớp; từ đó gây ra các cơn đau nhức toàn thân.
Thời tiết trở lạnh, giao mùa là thời điểm dễ xuất hiện các cơn đau nhức ở xương khớp. Bởi khi thời tiết trở lạnh, các gân cơ sẽ bị co rút lại, khiến các khớp khô cứng và khó cử động hơn. Ngoài ra, thời tiết lạnh còn khiến cho các đầu mút dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn, vì vậy người bệnh rất dễ cảm nhận các cơn đau mỏi ở xương khớp.
Các cơn đau nhức ở xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này:
Khi xuất hiện các cơn đau mỏi ở xương khớp, tốt nhất bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám sớm. Bằng các can thiệp y tế như xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, chụp X-quang, đo mật độ xương… bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một số cách điều trị đau nhức ở xương khớp như:
Vật lý trị liệu là liệu pháp chữa trị các bệnh lý về xương khớp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với các tác động trực tiếp từ bên ngoài như xoa bóp, bấm huyệt, kích thích điện hoặc thực hiện các động tác kéo giãn, giữ vững khớp… sẽ làm giảm các cơn đau và giúp các khớp xương cử động linh hoạt hơn.
Bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Đây là những loại thuốc giảm đau mạnh, nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi điều trị.
Một số loại thuốc kê đơn như: Diclofenac (Voltaren), Morphine, Oxycodone, Codeine, Hydrocodone, Fentanyl…
Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp cơn đau tiến triển nặng, kéo dài và không đáp ứng điều trị nội khoa; khớp không thể hoạt động; ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng như phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật tạo hình xương, phẫu thuật làm cứng khớp.
Chườm nóng và chườm lạnh đều giúp làm giảm các cơn đau nhẹ. Chườm lạnh sẽ làm co các mạch máu, giảm viêm và sưng đau, thường được áp dụng ngay sau khi cơn đau khởi phát hoặc bị chấn thương. Còn chườm nóng giúp các mạch máu giãn nở, tăng lưu lượng máu đến khu vực bị thương, nên thường chườm để giảm các cơn đau kéo dài.
Các bài tập yoga và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng như đứng tay đơn kéo chân, nằm ngửa nhấc chân… sẽ giúp các khớp xương được thư giãn, giảm các cơn đau và sưng đỏ.
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Theo đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:
Cách giảm các cơn đau mỏi xương khớp tiếp theo là sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như Paracetamol (Acetaminophen), Hapacol và thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen tại nhà. Những loại thuốc này sẽ làm dịu nhanh chóng các cơn đau lưng, đau cơ, viêm khớp, đau do bong gân và các chấn thương nhỏ…
Tuy nhiên, dùng thuốc quá liều lượng có thể tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày và gây tổn thương thận. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Để phòng ngừa tình trạng đau mỏi xương khớp, bạn nên:
Đau nhức xương khớp toàn thân có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Còn đau nhức xương khớp chân khiến người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển, dần dần có thể gây teo cơ. Vì vậy, cần điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị và tốn nhiều chi phí.
Với sự kết hợp giữa Paracetamol và Cafein, Hapacol 650 Extra là thuốc giảm đau không kê đơn an toàn được nhiều người tin chọn hiện nay. Sản phẩm giúp làm dịu các cơn đau nhức do chấn thương, đau nhức cơ, gân hữu hiệu nhờ tác động trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên, tăng tỏa nhiệt và hạ sốt hiệu quả. Đặc biệt, các thành phần có trong Hapacol 650 Extra có thể hấp thụ hoàn toàn qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận, nước tiểu; ít có tác động đến tim mạch, hệ hô hấp cũng như gây kích ứng, chảy máu dạ dày. Hapacol 650 Extra có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với liều lượng 1 viên x 3 – 4 lần/ngày. Khoảng cách 2 lần uống từ 4 – 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày. Riêng trường hợp bệnh nhân suy thận nặng, khoảng cách giữa 2 liều uống phải ít nhất là 8 giờ. Tham khảo thêm các thông tin về Hapacol 650 Extra tại: https://hapacol.vn/san-pham/hapacol-650-extra-2/ |
Nguồn tham khảo:
Osteoarthritis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925
https://solife.vn/product/các-cách-bổ-sung-vitamin-c-hiệu-quả-và-những-lưu-ý/205/