Trẻ em thường đi ngoài nhiều hơn so với người lớn. Nhưng nếu trẻ đi ngoài nhiều lần kèm theo các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Khi trẻ gặp vấn đề này, phụ huynh thường khó nhận thấy được tình hình nếu không nhận biết được nguyên nhân cũng như các triệu chứng khác. Vậy trẻ đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày là bất thường cũng như các triệu chứng nào có thể nhận biết? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin đến quý phụ huynh.
Tần suất đi ngoài của trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ có thể đi ngoài 5-10 lần/ngày, trẻ từ 3 tháng tuổi có thể đi từ 2-4 lần/ngày và lớn hơn, trẻ đi ngoài 1-2 lần/ngày là bình thường.
Vậy tần suất như thế nào là bất thường? Nếu trẻ có đi ngoài liên tục với tần suất cao hơn bình thường kèm theo các triệu chứng bất thường thì có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân phổ biến mà ba mẹ nên tham khảo và lưu ý:
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đau bụng và muốn đi ngoài nhiều lần. Đây là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân khác màu thường ngày hoặc có thể có máu. Nếu trẻ đi ngoài có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước. Khi không kiểm soát được hoặc không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, suy thận dẫn đến biến chứng xấu nhất.
Khi bé gặp tình trạng tiêu chảy thì bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết cách khắc phục: Mẹo chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh tại nhà
Sức khỏe của trẻ trong giai đoạn bú mẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của mẹ. Nếu đang trong giai đoạn bú sữa mẹ mà trẻ đi ngoài bất thường, có thể phần lớn là do nguyên nhân từ việc ăn uống của mẹ. Mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của mình và tránh ăn những thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa bột, sữa động vật. Có một số trường hợp, trẻ không thể dung nạp và tiêu hóa lactose. Trẻ bị dị ứng có thể do cơ thể không có đủ men lactase tại đường ruột để tiêu hóa được lactose. Ngoài ra, trẻ có thể đã bị nhiễm virus Rota hoặc bẩm sinh không thể dung nạp lactose. Các lý do này có thể khiến trẻ mắc phải tình trạng đi ngoài nhiều lần.
Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật sống ký sinh trong đường ruột của trẻ. Ký sinh trùng thường đến từ môi trường sống, do nguồn nước hoặc từ thực phẩm. Do đó, trẻ sẽ bị nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc bởi nguyên nhân trên và có thể đi ngoài tiêu chảy liên tục.
Một số loại thức ăn dễ khiến trẻ dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, hải sản… Đây đều là những thực phẩm chứa protein, mà protein rất dễ gây dị ứng ở trẻ em. Nguyên nhân này xuất phát từ nhiều lý do như: hệ thống miễn dịch của trẻ đôi khi phản ứng quá mức với các protein dẫn đến dị ứng hoặc do yếu tố dị ứng di truyền.
Bên cạnh dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, trẻ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng kèm theo mà ba mẹ nên lưu ý kỹ lưỡng để phát hiện sớm tình trạng. Sau đây là một số triệu chứng thường xuất hiện:
Buồn nôn là khi trẻ cảm giác khó chịu ở dạ dày, khiến trẻ muốn nôn, ói. Đây có thể triệu chứng báo hiệu trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Hoặc khi không dung nạp được lactose và một số loại thực phẩm, các chất này sẽ không tiêu hóa được, tích tụ trong ruột và gây ra triệu chứng đầy hơi khiến trẻ bị buồn nôn và thậm chí là khó thở.
Đối với trường hợp này thì bạn có thể tham khảo bài viết này để biết cách giải quyết: Trẻ bị sốt đi ngoài nôn trớ là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, cơ thể sẽ cố gắng giữ lại lượng nước cho cơ thể bằng cách giảm lượng nước tiết ra qua miệng. Cùng với việc cơ thể sẽ bị giảm lượng nước trong máu hình thành nên cơ chế khó tiết nước qua miệng hơn.
Lúc này, ba mẹ nên cho con uống nhiều nước để bổ sung lại lượng nước và chất điện giải. Đối với trẻ còn đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn để bù lượng nước cho trẻ.
Hiện tượng đi ngoài nhiều lần với tần suất cao khiến trẻ bị mệt mỏi. Trạng thái này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Để trẻ ăn ngon miệng hơn và kích thích vị giác của trẻ, ba mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn. Bữa ăn ba mẹ hãy chế biến các thực phẩm đa dạng nhưng hãy lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, chuối, khoai lang… Ngoài ra, nếu trẻ bị chán ăn quá mức, ba mẹ hãy cho trẻ dùng các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần kèm theo các triệu chứng trên một cách nghiêm trọng, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Để đảm bảo sức khỏe cho con, ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.