Cẩm Nang | Cẩm nang | Dấu hiệu Cúm A và Covid, cách phân biệt Cúm A và Covid

Dấu hiệu Cúm A và Covid, cách phân biệt Cúm A và Covid

Cúm A và Covid là những bệnh lây qua hô hấp, có một số dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, hai loại bệnh này lại gây ra bởi các virus khác nhau. Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ), nếu biết cách phân biệt cúm A và Covid thì việc phòng ngừa, điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Bài viết này của Hapacol sẽ mang đến cho bạn các kiến thức về hai loại bệnh này. 

Dấu hiệu Cúm A và Covid

Để phân biệt Covid và cảm cúm chúng ta cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây: 

Dấu hiệu Cúm A

Cúm A có thể gây ra nhiễm trùng tai, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng của cúm A bao gồm đau tai, ù tai và khó nghe. Một số người mắc cúm cũng có thể gặp tình trạng tiêu chảy. Đây là những phản ứng phụ khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Cúm cũng có thể gây buồn nôn nhưng thường ở mức độ nhẹ.

Cách phân biệt Cúm A và Covid

Cách phân biệt Cúm A và Covid

Một số người mắc cúm a có thể gặp dấu hiệu chóng mặt do sốt và mất nước. Ngoài ra còn có triệu chứng đau bụng, khó tiêu sau khi mắc cúm được gây ra bởi viêm niêm mạc dạ dày và ruột.

Bệnh nhân mắc cúm A thường trải qua cảm giác đau cơ ngực hoặc khó thở nhất là ở những người có tiền sử về bệnh tim. Đặc biệt, cúm A có thể làm gia tăng triệu chứng hen suyễn ở những người đã mắc bệnh này trước đó. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cúm A có thể gây ra viêm phổi và viêm phế quản, đây là những biến chứng nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. 

Dấu hiệu Covid

Covid-19 là bệnh gây ra bởi chủng mới của virus corona, gọi là SARS-CoV-2. Điều này khác với cúm – thường được gây ra bởi các loại virus corona khác. Covid-19 có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với cúm thông thường.

Triệu chứng điển hình của Covid-19 bao gồm: ho khan, sốt cao, đau mỏi người, đau họng, đau đầu, thở nhanh, tức ngực, khó thở, ớn lạnh, buồn nôn, mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy và mệt mỏi. Cần lưu ý rằng không phải ai cũng có tất cả các triệu chứng này, một số người có thể không có triệu chứng nhưng vẫn mang virus, có thể lây truyền cho người khác.

Các dấu hiệu nhận biết Covid-19

Các dấu hiệu nhận biết Covid-19

Real-time RT-PCR là phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong mẫu dịch từ mũi và họng. Kết quả dương tính từ xét nghiệm cho biết bệnh nhân đã nhiễm Covid-19.

Cách phân biệt Cúm A và Covid

Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt giữa Covid và cảm cúm (cúm thông thường)  dựa trên các yếu tố khác nhau:

Triệu chứng

Cúm A:

Covid-19:

  • Ho khan.
  • Sốt cao.
  • Đau mỏi người.
  • Đau họng.
  • Đau đầu.
  • Thở nhanh hoặc khó thở.
  • Tức ngực.
  • Ớn lạnh, rét run.
  • Buồn nôn.
  • Mất vị giác hoặc khứu giác.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi.
  • Cánh tay bị đau nhức
  • Mỏi cơ chân
Các dấu hiệu đặc trưng của cúm A và Covid 

Các dấu hiệu đặc trưng của cúm A và Covid

Thời gian xuất hiện triệu chứng

  • Cúm A: thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vòng 1-2 tuần.
  • Covid-19: có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus, với một thời gian trung bình là khoảng 5-6 ngày.

Thời gian lây lan virus

  • Cúm A: có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc gần hoặc dịch nhờn từ đường ho và hắt xì. Cúm A cũng có thể lây lan qua các bề mặt bị nhiễm virus.
  • Covid-19: có khả năng lây lan rộng hơn và dễ dàng hơn cúm A. Loại bệnh này lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần với một người bị nhiễm virus, qua giọt bắn khi người nhiễm nói hoặc hắt hơi. Đặc biệt cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Biến chứng

  • Cúm A: thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng, nhưng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm tai trong một số trường hợp.
  • Covid-19: có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn cúm A, bao gồm viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), suy tim, suy thận, viêm mạch máu, suy giảm chức năng cơ tim, và tử vong.

Các đường lây nhiễm của Cúm A và Covid

Các đường lây nhiễm của covid và cảm cúm cũng có sự khác nhau. Dưới đây là một số đường lây nhiễm chính của cả hai bệnh:

Cúm A:

  • Cúm A có thể lây lan qua tiếp xúc gần với người bị nhiễm, chẳng hạn như khi trò chuyện, hôn, hay chạm tay.
  • Khi người bị cúm A hắt xì, virus có thể chuyển sang người khác qua hơi hoặc dịch nhờn.
  • Virus cúm A có thể tồn tại trên các bề mặt như chốt cửa, bàn làm việc và bàn tay. Nếu một người chạm vào bề mặt nhiễm virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, làm cho virus lây lan ra diện rộng.

Covid:

  • Covid lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần với người bị nhiễm, đặc biệt khi người nhiễm hoặc hắt hơi.
  • Khi người bị Covid nói hoặc hắt hơi, các giọt bắn có chứa virus có thể lây lan từ người này sang người khác.
  • Tương tự như cúm A, Covid cũng có thể tồn tại trên các bề mặt như bàn, ghế,… Nếu một người chạm vào bề mặt nhiễm virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, virus có thể lây lan. Tuy nhiên, đường lây nhiễm này không cao như giọt bắn.
Rửa tay đúng cách để tránh lây nhiễm virus 

Rửa tay đúng cách để tránh lây nhiễm virus

Để giảm nguy cơ lây nhiễm, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và vệ sinh cá nhân, bao gồm rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hoặc đã nhiễm bệnh.

Trên đây là những cách phân biệt cúm A và covidHapacol đã tổng hợp lại nhằm mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Mong rằng thông qua những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị cúm A và covid một cách hiệu quả nhất. 

Các bài viết khác

Bác sĩ chỉ ra sai lầm dùng thuốc giảm đau hạ sốt của người Việt

PGS.TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Dinh chỉ ra nghịch lý dùng thuốc giảm đau hạ sốt của nhiều người:...

Dấu hiệu, triệu chứng Cúm A và cách điều trị Cúm A hiệu quả

Cúm A được xem là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức...

Cúm A uống thuốc gì để nhanh hết? Lưu ý khi điều trị Cúm A

Cúm A là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng...

TRẺ BỊ SỐT KÈM NGHẸT MŨI KHÓ THỞ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Trẻ bị nghẹt mũi và sốt do đâu? Muốn điều trị dứt điểm trước tiên bố mẹ cần biết nguyên nhân gây...

Trẻ bị đầy bụng phải làm sao? 4 cách chữa sốt kèm đầy bụng cho trẻ

Trẻ bị đầy bụng khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi. Trong trường hợp này phụ huynh phải làm sao để giảm các...

Sốt và các bệnh da liễu thường gặp ở bé sơ sinh

Trẻ nhỏ luôn đứng trước nguy cơ nhiễm các bệnh về da nếu không được chăm sóc và phòng ngừa đúng cách....