Trẻ ho sốt thông thường chỉ vài ngày là giảm triệu chứng và hồi phục hoàn toàn. Thế nhưng vẫn có trường hợp trẻ bị ho sốt kéo dài khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Trong trường hợp này nên làm gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Dễ xảy ra nhất vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường. Khi trời lạnh bé dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, thậm chí bé có thể bị cảm nhiều lần trong 1 năm. Tuy nhiên bệnh này thường nhanh khỏi trong vòng 1 tuần và không để lại triệu chứng gì.
Khi bị viêm họng và viêm amidan, trẻ sẽ có những triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi. Vài biểu hiện khác đi kèm đó là họng sưng đỏ, đau rát họng, khó nuốt, bé bỏ ăn…
Nguyên nhân đến từ thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm… khiến trẻ dễ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Biểu hiện nhận biết: bé bị sổ mũi, sốt cao, ho, mệt mỏi, khó chịu…
Khi bé bị ho sốt đó là làm giảm cường độ của triệu chứng để bé không cảm thấy quá khó chịu và cũng không ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của bé. Những cách hạ sốt cho trẻ bao gồm:
Đầu tiên hãy để bé được nghỉ ngơi hoàn toàn ở nơi thoáng đãng, hạn chế nhiều người xung quanh.
Đặt nhiệt kế đo ở nách hoặc hậu môn cho bé. Để đo thân nhiệt chính xác cần đợi khoảng 3 phút và đặt cánh tay của trẻ áp sát vào ngực.
Khi trẻ chỉ sốt âm ấm, dưới 38°C thì bố mẹ cần cởi bớt quần áo hoặc cho bé mặc những bộ quần áo mỏng, dễ thấm hút mồ hôi và đo thân nhiệt 1 giờ/lần.
Trẻ em sốt 38 độ trở lên bạn kết hợp thêm biện pháp hạ sốt vật lý bằng cách chườm ấm hoặc lau người cho trẻ. Có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt không kê đơn.
Sử dụng khăn bông mềm, sạch và thấm vào nước ấm, vắt hơi ráo sau đó lau toàn thân cho bé, tập trung ở khu vực nách, bẹn. Khi da khô ráo thì lại thực hiện tiếp cho đến khi thân nhiệt còn 37,5°C.
Trẻ sốt cao từ 38,5°C trở lên: Cho bé dùng thuốc hạ sốt paracetamol tuân thủ theo đúng liều lượng, cân nặng của bé. Tốt nhất khoảng cách giữa hai lần cho bé uống thuốc tối thiểu từ 4-6 giờ.
Trẻ sốt kèm nôn, nằm li bì thì bạn nên ưu tiên chọn thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho bé.
Nên cho bé uống nhiều nước, bù điện giải (với trẻ trên 1 tuổi). Bổ sung dinh dưỡng tăng cường đề kháng.
Khi trẻ sốt cao không có dấu hiệu hạ nhiệt, người nhà cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và theo dõi.
Những trường hợp bất thường khi trẻ bị sốt: không đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt rất cao từ 40-41 ̊C (kết hợp dùng thuốc hạ sốt tại nhà và cố gắng đưa đến bệnh viện nhanh chóng); trẻ bị dị ứng, sốt kèm theo những biểu hiện khác như ngủ li bì, buồn nôn và nôn, bỏ ăn, sốt co giật, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân lẫn máu, sốt ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Trẻ bị ho thường khó chịu có thể dẫn đến bỏ ăn, chán ăn. Thế nên bố mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra cho bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và nấu thật mềm cho trẻ dễ nuốt, dễ tiêu.
Chú ý không gian nhà cửa, phòng ốc của bé cần thoáng đãng sạch sẽ và không có yếu tố làm bé dị ứng thêm. Bạn không nên dùng nước hoa xịt phòng nồng nặc, thường xuyên dọn dẹp tránh bụi bặm, đảm bảo không khí trong lành không có mùi phấn hoa, hóa chất… để giảm tình trạng trẻ bị ho lâu ngày.
Sử dụng thuốc để trị ho cần phải hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể mang đến nhiều tác dụng phụ. Do đó tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đi khám nếu bé ho lâu ngày không khỏi.
Trên đây là những hướng dẫn cho bố mẹ khi thấy trẻ bị ho sốt lâu ngày. Hy vọng qua bài viết này bố mẹ đã có thêm kiến thức chăm sóc con mùa dịch bệnh rồi nhé!
Xem thêm: Nguyên Nhân & Cách Chăm Sóc Bé Khi Bị Sốt
Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/tre-bi-sot-ho-so-mui-phai-lam-sao-de-con-mau-khoi-benh/