Cẩm Nang | TRẺ SAU KHI TIÊM PHÒNG CÓ BỊ SỐT KHÔNG? BAO LÂU THÌ KHỎI?

TRẺ SAU KHI TIÊM PHÒNG CÓ BỊ SỐT KHÔNG? BAO LÂU THÌ KHỎI?

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, việc theo dõi và chăm sóc bé là rất cần thiết. Trẻ có thể xuất hiện các phản ứng gì sau tiêm? Mẹ nên chăm sóc bé như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Những phản ứng thường gặp của trẻ

Sốt

Đây được xem là phản ứng phổ biến nhất. Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, các bé thường bị sốt nhẹ. Thông thường cơn sốt sẽ tự hết và không kéo dài quá 2 ngày. Tốt nhất mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ khoảng 2 – 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần. Nếu trẻ sốt cao sau khi tiêm phòng (sốt trên 38,5 độ C) mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt (dạng đường uống hoặc đặt hậu môn). Trong trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ không quá 38 độ C, có thể chườm ấm cho trẻ, nới lỏng quần áo cho bé nhanh hạ sốt.

Sưng, đau tại chỗ tiêm

Hiện tượng sưng, đỏ, đau khi sờ vào chỗ tiêm sẽ tự khỏi sau vài ngày. Mẹ không nên bôi hay chườm bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm của bé, kể cả chườm đá hay chườm nóng. Nếu trong trường hợp bé quấy khóc và khó chịu, mẹ có thể dùng thêm thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol cho bé.

Trường hợp hiếm xảy ra có thể xuất hiện vết bầm tím ngay chỗ tiêm, nhất là ở trẻ có bệnh lý về máu hoặc giảm tiểu cầu. Trước khi tiêm phòng cho trẻ, mẹ nên lưu ý đưa bé đi khám sàng lọc để có thể đưa ra biện pháp phù hợp.

Trẻ có phản ứng sốt sau khi tiêm phòng

Bé có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm

Phát ban, nổi mụn nước

Trường hợp phát ban hay xảy ra sau khi tiêm phòng sởi, quai bị, rubella sau 5-12 ngày. Nếu bé tiêm vắc xin phòng thủy đậu thì sau khoảng 3-4 tuần có thể xuất hiện mụn nước trên da như thủy đậu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và tự biến mất sau 1 – 2 ngày.

Nhìn chung nếu thấy trẻ bị sốt sau khi tiêm hay có một số phản ứng phụ ở mức độ nhẹ thì bé thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc hoặc ăn uống kém hơn bình thường một chút. Điều này bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều nhưng nếu có phản ứng mức độ nặng hơn thì rất có thể trẻ bị sốc phản vệ. Tốt nhất sau khi tiêm phòng cho trẻ xong, mẹ và bé cùng ở lại điểm tiêm chủng để được theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút. Nếu không có vấn đề gì có thể ra về và tiếp tục theo dõi bé tại nhà tối thiểu trong vòng 24 – 48 giờ sau đó.

2. Chăm sóc bé sau khi tiêm

Trong quá trình theo dõi tại nhà, mẹ cần chú ý các vấn đề bao gồm:

  • Thân nhiệt của bé: Có sốt không? Sốt nhẹ hay cao?
  • Bé có mệt mỏi, khó chịu không?
  • Tình trạng ăn, ngủ bình thường không?
  • Nhịp thở của bé: có thở nhanh hay khó thở không?
  • Có dấu hiệu phát ban không? Nhiều hay ít?
  • Vết tiêm có bị sưng tấy, đau nhức hay không?
  • Sau khi tiêm chủng, mẹ vẫn cho bé ăn uống, bú sữa đủ cữ như bình thường.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ, nên cho bé bú nhiều hơn 1 chút. Với trẻ lớn có thể cho bé uống thêm nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và cho bé nghỉ ngơi nếu bé thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi tiêm.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không? Bố mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm để đảm bảo cơ thể bé được vệ sinh sạch sẽ.

Chú ý quan sát biểu hiện của bé sau khi tiêm

Theo dõi các biểu hiện của bé sau khi tiêm

Chú ý theo dõi các biểu hiện bất thường (nếu có) của trẻ vào ban đêm.

Làm gì khi thấy trẻ sốt? Đầu tiên mẹ nên đo thân nhiệt, cho bé mặc quần áo mỏng, lau người bé bằng khăn nhúng nước ấm (sử dụng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C). Có thể dùng thêm thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C như thuốc paracetamol, ibuprofen. Có nên hạ sốt cho trẻ bằng chanh? Mẹ lưu ý sử dụng chanh đắp lên da chỉ là phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng, thậm chí sử dụng chanh tươi trực tiếp có thể làm bé bị dị ứng, ngứa rát do nồng độ axit trong chanh khá cao.

Hạn chế động vào vết tiêm của bé, nhất là khi bế bé cần tránh tì vào chỗ tiêm làm bé đau, khó chịu.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Tuy có một số phản ứng nhất định nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và có thể tự khỏi. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu hơn về tiêm phòng cho trẻ và đừng quên đưa bé đi tiêm đúng lịch nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/cham-soc-tre-sau-khi-tiem-phong/

Các bài viết khác

Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Để tình trạng này không kéo...

CÓ NÊN CHỮA HO SỐT CHO BÉ BẰNG CÁC PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh truyền nhiễm dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tuy có thể điều trị tại...

Bạn đã hiểu rõ về tình trạng đau cơ lưng và đau nhức sống lưng?

Đau nhức sống lưng và đau cơ lưng là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống, hầu như...

Những lưu ý khi điều trị cho F0 tại nhà

Hiện nay với trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà....

Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không ngủ được khi bị sốt

Có nhiều nguyên nhân khiến bé nhà bạn không ngon giấc, chẳng hạn như bị sốt, giật mình, thiếu chất… Nếu trẻ...

Sốt siêu vi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vào những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các...