Cẩm Nang | Nguyên nhân đau nhức bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân đau nhức bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Đau nhức bàn chân làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày? Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng Hapacol tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây đau nhức bàn chân và cách điều trị 

Những lý do thường gặp làm đau nhức bàn chân đó là đứng sai tư thế khiến trọng tâm cơ thể đổ dồn vào 1 điểm ở chân, viêm khớp, nhiễm trùng, đau dây thần kinh hay tắc nghẽn mạch máu. Té ngã, trật khớp cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức chân.

Một số bệnh lý mãn tính liên quan đến mạch máu, tổn thương dây thần kinh, viêm khớp, nứt xương, hay các bệnh về viêm cơ, dây chằng… đều gây đau nhức cho người bệnh. Tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Để điều trị đau nhức bàn chân, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ chỉ định cách điều trị. Ngoài việc dùng thuốc còn có thể phối hợp giảm vận động chạy nhảy, dùng giày dép chuyên dụng hay tập vật lý trị liệu… Một số trường hợp nghiêm trọng ảnh hưởng tới cử động bàn chân cần phải phẫu thuật ngay.

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức chân

Đau nhức chân khiến việc đi đứng khó khăn

2. Nguyên nhân đau mắt cá chân và cách điều trị

Trong các nguyên nhân gây đau thì bong gân là phổ biến nhất. Những nguyên nhân khác cũng làm mắt cá chân sưng đau đó là: viêm khớp, gout, chấn thương dây thần kinh, tắc nghẽn mạch máu, nhiễm trùng khớp…

Để giảm đau nhức mắt cá chân, trước hết nên nghỉ ngơi và tránh tác động đến khu vực này. Hạn chế đi đứng hay chạy nhảy nhiều trong những ngày đầu để cơn đau dịu dần. Trong các trường hợp nặng hơn có thể bạn phải sử dụng nạng hoặc gậy chống đỡ để ít tác động trọng lực lên mắt cá chân nhất có thể.

Ngoài ra, bạn có thể dùng túi chườm hay khăn sạch bọc nước đá để đắp lên mắt cá chân ít nhất 20 phút mỗi lần, cách 1 tiếng lại chườm tiếp. Thực hiện đều đặn trong 3 ngày liên tiếp và theo dõi tình trạng đau nhức có thuyên giảm hay không.

Nếu những biện pháp giảm đau tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

3. Nguyên nhân và cách điều trị đau nhức ở lòng bàn chân

Đau nhức lòng bàn chân thường là các nguyên nhân sau:

Bệnh viêm cân gan chân với đặc điểm là đau lòng bàn chân cho tới gót chân, nhất là mỗi buổi sáng khi bước chân xuống giường, lúc đứng quá lâu hay đứng lên đột ngột sau khi ngồi.

U thần kinh Morton: là hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép do mô thần kinh ở giữa ngón chân thứ ba và thứ tư dày lên bất thường, làm lòng bàn chân đau nhức, có cảm giác nóng ngứa khó chịu.

Ngoài ra nếu bạn vận động quá mức, tập luyện cường độ cao sẽ làm tổn thương dây chằng và mô cơ ở lòng bàn chân, làm bong gân và căng cơ kéo theo triệu chứng đau nhức ở lòng bàn chân, sưng và bầm tím.

Một số cách làm giảm đau lòng bàn chân:

  • Hạn chế đi lại nhiều, khi nằm nghỉ kê chân cao hơn 1 chút.
  • Chườm lạnh vào vùng bị đau nhức trong vòng 20 phút.
  • Chọn giày dép rộng, đế thấp, mềm gót.
  • Người đang thừa cân nên có kế hoạch giảm cân để giảm áp lực lên bàn chân.
  • Luyện tập một số động tác giúp giảm đau chân.
  • Uống thuốc giảm đau nếu cơn đau khiến bạn khó chịu và khó đi lại.
  • Hạn chế đi lại hoặc đứng quá lâu trong khi chân đau.

Xem thêm: Biện pháp giảm đau nhức chân tay hiệu quả tại nhà

Nếu thấy bàn chân bị đau cứng, yếu hoặc tê; đi bộ hoặc giữ thăng bằng khó thì tốt nhất bạn nên đi khám nhé!

Bị đau chân nên nghỉ ngơi và hạn chế đi lại

Hạn chế vận động nhiều để giảm đau chân

4. Nguyên nhân và điều trị đau đầu ngón chân

Đau nhức đầu ngón chân chủ yếu do chấn thương bên ngoài như va đập đồ vật cứng, chấn thương hay bong gân do té ngã. Nhưng nếu nguyên nhân lại đến từ bệnh lý thì bạn không nên chủ quan. Ví dụ như đau tê đầu ngón chân cái về lâu dài dẫn đến đau cơ lưng, khó đi lại bình thường, lão hóa xương.

Nếu thỉnh thoảng bạn đột nhiên bị đau đầu ngón chân, hãy thử áp dụng một số cách như sau:

Vận động nhẹ nhàng kích thích tuần hoàn máu.

Nếu phải ngồi nhiều nên thay đổi tư thế ngồi thường xuyên.

Thực hiện xoa bóp các đầu ngón chân và gan bàn chân để giảm tê, xoay cổ chân, xoa đều 2 đầu gối… cũng làm giảm đau nhức ngón chân.

Trên đây là một số thông tin về các chứng đau nhức bàn chân và cách điều trị tại nhà dễ dàng áp dụng. Nếu cơn đau của bạn vẫn không thuyên giảm, tốt nhất nên đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất.

Nguồn: https://hongngochospital.vn/dau-ban-chan/

Các bài viết khác

Trẻ mọc răng không chịu ăn: Mẹ phải làm sao?

Trẻ mọc răng lười ăn - nỗi lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể...

Tất tần tật những điều mẹ nên biết khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua. Tuy nhiên việc tiêm...

Hiện tượng trẻ mọc răng đi tướt là gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng đi tướt khiến bố mẹ lo lắng không biết liệu đây có phải là vấn đề đáng lo hay...

Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, nhất là vào mùa lạnh. Vậy...

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ mẹ cần làm gì?

Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ bị viêm đường hô hấp rất phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời...

Nhận biết dấu hiệu và cách chữa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ đi ngoài như thế nào cũng biểu thị tình trạng sức khỏe có tốt không. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu...