Cẩm Nang | HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI TRẺ SỐT CAO GIẬT MÌNH

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI TRẺ SỐT CAO GIẬT MÌNH

Sốt cao giật mình (co giật) là hiện tượng bất thường ở trẻ cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bố mẹ biết nhận diện sốt co giật ở trẻ và cách phản ứng nhanh.

Vì sao trẻ co giật sốt cao?

Sốt co giật hay xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, chiếm 3-5% trong tổng số trường hợp bị sốt. Lý do não bộ của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn và vẫn còn nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ trong cơ thể.

Khi bị co giật, trẻ sẽ có các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, da dẻ tím tái. Các cơn co giật thường có thời gian ngắn dưới 5 phút.

Sốt cao giật mình đa phần không gây hại tới não bộ. Những cơn co giật lành tính thường hết sau vài chục giây, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng. Lúc này phụ huynh không cần dùng biện pháp gì để can thiệp.

Cách nhận biết sốt cao giật mình

Sốt cao giật mình xảy ra khi trẻ đang bị sốt, chủ yếu xuất hiện khi thân nhiệt trẻ trên 38 độ C và không bị nhiễm trùng thần kinh hay hệ thần kinh có dấu hiệu bất thường.

Khi trẻ co giật, sẽ co giật toàn bộ cơ thể, cơn co giật kéo dài không quá 15 phút, đây là với trường hợp trẻ hoàn toàn bình thường không có các vấn đề hệ thần kinh. Co giật không xuất hiện lại trong 24h.

Sốt cao giật mình được chia làm 2 dạng đó là thể đơn giản và thể phức tạp. Dựa vào tình hình của trẻ mà phụ huynh có cách xử lý phù hợp.

  • Thể đơn giản: Trẻ chỉ xuất hiện những cơn co giật toàn thân ngắn, dưới 15 phút. Trẻ không có bất kỳ biểu hiện của rối loạn tri giác hay dấu hiệu thần kinh sau khi co giật kết thúc.
  • Thể phức tạp: Trẻ bị co giật ở 1 vùng của cơ thể (co giật cục bộ), diễn ra trên 15 phút. Đáng lưu ý, hiện tượng này có thể lặp lại hơn 2 lần trong vòng 24 giờ. Trẻ có thể phục hồi hoàn toàn các chức năng của hệ thần kinh trong 60 phút sau khi kết thúc co giật nhưng sẽ tái phát co giật khi bị sốt trở lại.
Trẻ bị co giật do sốt cao đột ngột

Sốt cao đột ngột có thể làm xuất hiện co giật ở trẻ

Xử lý sốt cao giật mình

Các bước bố mẹ nên thực hiện khi thấy trẻ sốt cao giật mình:

Thông đường thở

Nếu đang bế trẻ bị sốt trên tay mà bỗng nhiên trẻ co giật tím tái, không khóc, hãy bình tĩnh đặt bé xuống giường. Chú ý để trẻ nằm nghiêng, đầu và cổ phải thẳng để trẻ có thể thở dễ dàng.

Việc nằm nghiêng tạo điều kiện hỗ trợ đường thở được thông thoáng hơn, nếu có đờm dãi trong miệng thì sẽ dễ dàng chảy ra ngoài, tránh tình trạng chảy ngược vào đường thở nguy hiểm cho trẻ. Lúc này bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút đờm, dãi cho trẻ để làm sạch khoang miệng.

Dùng thuốc hạ sốt

Cởi bỏ quần áo để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.

Sử dụng thuốc hạ sốt trẻ em Paracetamol cho trẻ.

Làm mát cơ thể

Lấy khăn nhúng nước ấm rồi vắt nhẹ để còn độ ẩm. Nhét khăn ở nách, bẹn và lau khắp cơ thể cho bé. Nên thay khăn mới sau mỗi 2-3 phút/ lần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. Thường xuyên đo thân nhiệt cho trẻ, nếu thấy nhiệt độ giảm dưới 38 độ C thì bố mẹ không cần lau người cho trẻ.

Lưu ý, sau khi thực hiện sơ cứu khi thấy trẻ sốt co giật, trẻ sốt đi sốt lại, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Sử dụng thuốc, lau mát là những cách giúp trẻ hạ sốt

Dùng thuốc, lau mát để hạ sốt cho trẻ

Phòng tránh sốt co giật

Để hạn chế tình huống sốt co giật, ngay khi trẻ có dấu hiệu sốt, dù chỉ mới sốt nhẹ, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để được xác định nguyên nhân gây sốt và có biện pháp cắt cơn sốt nhanh chóng. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp làm mát cho trẻ như cởi bớt, nới rộng quần áo cho trẻ, để trẻ nằm ở nơi thông thoáng, tránh gió lùa.

Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Lau người trẻ bằng nước ấm, chỉ dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 độ C.

Khi bé sốt trên 38.5 độ, bố mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như Hapacol. Liều dùng 10-15mg/kg/lần đối với Paracetamol, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Thời gian giữa 2 lần uống thuốc từ 4-6 giờ, và chỉ được cho uống khi trẻ vẫn sốt trên 38.5 độ.

Sốt cao giật mình đa phần là lành tính, nhưng nếu bố mẹ không có kinh nghiệm xử lý có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Hy vọng một số hướng dẫn trên đây có thể giúp bố mẹ biết cách chăm sóc trẻ khi bị sốt co giật rồi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huong-dan-xu-ly-khi-tre-bi-sot-cao-co-giat/

Các bài viết khác

5 LOẠI THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KHI BỊ CẢM CÚM

Cảm cúm là loại bệnh đường hô hấp rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Người bị cảm cúm...

Trẻ bị sốt không nên ăn gì và nên ăn gì nhanh khỏi?

Trẻ bị sốt cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, góp phần đẩy lùi...

CÁC NHÓM THỰC PHẨM VÀNG MẸ CẦN BỔ SUNG CHO TRẺ ĐỂ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG TỐT TRÁNH BỊ CẢM VẶT

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Nên ăn...

Trẻ em bị nôn liên tục không sốt, không đi phải làm sao?

Trẻ bị nôn liên tục là phản ứng bất thường của cơ thể cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó....

Trẻ ho sốt, dấu hiệu của bệnh nguy hiểm – Bố mẹ cần lưu ý

Viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho sốt ở trẻ. Những triệu chứng như...

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa...