Cẩm Nang | Cẩm nang | Cách dùng 4 loại thuốc hạ sốt cho trẻ em an toàn

Cách dùng 4 loại thuốc hạ sốt cho trẻ em an toàn

Khi trẻ bị sốt, nhất là những trẻ đã từng có tiền sử bị sốt cao co giật, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương pháp hợp lý và an toàn, và một trong số đó là sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Trên thị trường hiện nay đang có các dạng thuốc hạ sốt trẻ em khác nhau với hiệu quả cao cho ba mẹ lựa chọn như thuốc hạ sốt đút hậu môn (thuốc hạ sốt viên đạn), thuốc hạ sốt dạng bột sủi bọt, thuốc hạ sốt dạng si rô (thuốc hạ sốt dạng nước), thuốc hạ sốt dạng viên nén,…

Tìm hiểu về thuốc giảm đau hạ sốt

Những loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay đó là:

  • Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen) được biết đến là thuốc giảm đau hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em và người lớn. Khi cho bé uống phụ huynh nên lưu ý khoảng cách giữa 2 liều dùng từ 4 đến 6 giờ. Với trẻ bị suy thận, mỗi lần dùng thuốc phải cách nhau tối thiểu 8 giờ.
  • Ibuprofen: Khả năng hạ sốt mạnh và hiệu quả kéo dài hơn Paracetamol tuy nhiên không nên tùy ý sử dụng cho trẻ tại nhà nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là do loại này có rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ. Các trường hợp không được dùng Ibuprofen để hạ sốt:
    • Người bệnh bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
    • Người bị sốt xuất huyết.
    • Người bệnh có tiền sử dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và hay các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid khác.
    • Người bị bệnh hen suyễn hay viêm phế quản co thắt, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
    • Không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Dùng thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ

Xem thêm: 10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

4  dạng thuốc hạ sốt cho bé an toàn, ba mẹ có thể sử dụng

Từ những loại thuốc hạ sốt cho trẻ ở trên sẽ được điều chế thành các dạng thuốc hạ sốt cho bé khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng trẻ em

Thuốc hạ sốt đút hậu môn (dạng viên đạn)

Thuốc hạ sốt đút hậu môn có chứa paracetamol và các tá dược khác có khả năng tan chảy ở nhiệt độ nhiệt độ cơ thể và nhanh chóng thẩm thấu vào hệ mạch máu vùng hậu môn rồi đi thẳng vào hệ tuần hoàn mà không cần phải qua quá trình chuyển hóa ở gan. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực cho gan trong việc thải độc, đồng thời phát huy tác dụng thuốc hơn so với thuốc uống do không bị phá hủy ở gan. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt viên đạn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống khoảng 15 – 20 phút vì quá trình hấp thụ paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Thuốc hạ sốt đút hậu môn đặc biệt là khi trẻ sốt cao 40 độ nhưng khi uống thuốc thì bị nôn hoặc khi ba mẹ cần giúp trẻ hạ sốt lúc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy. Một ưu điểm khác của thuốc là được sản xuất ở nhiều liều lượng khác nhau, mỗi loại phù hợp với từng mức cân nặng của trẻ, chẳng hạn như:

  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 80mg dùng cho trẻ từ 4 – 6kg
  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7 – 12kg
  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 300mg dùng cho trẻ từ 13 – 24kg

Tuy nhiên, khi đã sử dụng thuốc hạ sốt đút hậu môn thì không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào có chứa thành phần paracetamol, vì thuốc hạ sốt đút hậu môn vốn dĩ đã có chứa paracetamol nên dễ gây ra tình trạng bé bị ngộ độc thuốc do uống quá liều. 

Thuốc hạ sốt dạng bột sủi bọt

Dạng bột sủi bọt thường có được bào chế với nhiều mùi hương trái cây khác nhau như cam, chanh, dâu…nhất là có vị ngọt nên rất dễ “dụ” bé khi bé sợ, không chịu uống thuốc. Thuốc dạng gói bột rất dễ sử dụng vì chỉ cần hòa tan thuốc vào nước sôi để nguội là có thể cho trẻ uống ngay. Thuốc cũng dễ uống và dễ hấp thu, phù hợp với các trẻ nhỏ chưa có khả năng uống nguyên viên thuốc. Thuốc hạ sốt trẻ em dạng bột sủi bọt thường phát huy tác dụng nhanh vì paracetamol dễ dàng được hấp thụ vào máu qua hệ tiêu hóa chỉ khoảng 15 – 30 phút sau khi uống.

Hapacol 250 - Thuốc giảm đau hạ sốt trẻ em

Thuốc hạ sốt cho trẻ em Hapacol 250

Thuốc hạ sốt dạng siro

Thuốc hạ sốt dạng si rô (thuốc hạ sốt dạng nước) là một giải pháp tuyệt vời khác cho ba mẹ khi bé không chịu uống thuốc vì sợ thuốc đắng. Thuốc hạ sốt dạng siro có nhiều mùi vị hoa quả như cam, dâu,… hay vị vanilla giúp việc trẻ uống thuốc được thuận lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, thuốc dạng siro khó bảo quản và vận chuyển hơn. Thuốc thường được khuyến cáo sử dụng sau khi mở nắp và một số sản phẩm cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mặc dù thuốc dễ sử dụng do chỉ cần đong thuốc theo xi-lanh đã chia vạch sẵn nhưng sau đó, ba mẹ nên pha loãng thuốc với nước để trẻ dễ uống và tăng khả năng hấp thu thuốc.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén 

Dạng viên nén cũng là một dạng rất phổ biến nhất. Tuy nhiên, thuốc phù hợp với các bé đã có khả năng nuốt nguyên viên hơn do việc nghiền nhỏ thuốc hoặc chọc nang để lấy thuốc thường không chính xác. Thuốc dễ bảo quản, dễ sử dụng và được cơ thể hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, sự hấp thu thuốc chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố như tình trạng sinh lý, các thuốc đang sử dụng, thức ăn hoặc thức uống dùng gần với thời điểm uống thuốc…

Xem thêm: Hướng dẫn ba mẹ xử lý khi trẻ sốt cao không hạ tại nhà

Liều dùng và cách sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt

Cách sử dụng

So với Paracetamol, Ibuprofen thường ít được chỉ định dùng cho trẻ em để hạ sốt vì nhiều tác dụng phụ,  có nhiều ca sốt xuất huyết không nên dùng.

Thuốc hạ sốt giảm đau trên thị trường được bào chế ở nhiều hình thức khác nhau, mục đích là để trẻ dễ uống hơn hoặc trong các trường hợp không trực tiếp uống được. Cụ thể như sau:

  • Dạng gói bột

Loại này thường có các mùi trái cây thơm ngon như cam, chanh, dâu… đồng thời có thêm vị ngọt cho bé dễ uống. Trẻ nhỏ có tâm lý sợ thuốc đắng nên khi dùng gói bột pha cho bé, trẻ sẽ dễ dàng uống hơn.

Cách sử dụng khá đơn giản: Cần pha gói thuốc chung với nước sôi để nguội rồi cho bé uống. Thuốc hòa tan được hấp thu nhanh chóng từ dạ dày vào ruột, sau đó đi vào máu chỉ sau 15-30 phút. Các dạng gói phổ biến có hàm lượng lần lượt là Hapacol 80mg, Hapacol 150mg và Hapacol 250mg. Dựa theo số đo cân nặng mà bố mẹ chọn loại phù hợp nhất cho bé.

  • Dạng siro

Tiện lợi hơn dạng gói bột, thuốc giảm đau hạ sốt dành cho bé dạng siro có vị ngọt dễ uống, có thể dùng ngay mà không cần pha thêm nước. Các hàm lượng thông dụng nhất của Paracetamol dạng siro đó là 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Ưu điểm của thuốc hạ sốt dạng siro đó là có nhiều hương vị  mùi vị hấp dẫn giúp trẻ dễ uống và hiệu quả điều trị cũng tương tự như dạng gói bột.

  • Dạng viên đạn

Hay còn gọi là thuốc hạ sốt giảm đau đút hậu môn thường được sử dụng trong trường hợp bé bị sốt và nôn nhiều, trẻ sốt cao co giật hay bé quá mệt không tự uống thuốc được. Bố mẹ nên lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em này sẽ có tác dụng chậm hơn so với thuốc uống (như gói bột hoặc sirô) chừng 15 – 20 phút. Tuy nhiên bố mẹ nên mua song song cả 2 loại dạng uống và dạng đặt, nhất là ở nhà có trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi đề phòng trong trường hợp sốt cao co giật thì có cách xử trí kịp thời.

Hapacol bột sủi bọt cho trẻ em

Liều dùng 

Hapacol là một trong những thương hiệu thuốc giảm đau hạ sốt rất đáng tin cậy trên thị trường. Thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ em dạng bột sủi bọt Hapacol hiện có 3 loại hàm lượng là 80mg, 150mg và 250mg.

Sản phẩm thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ em của Hapacol

Hapacol – Thuốc Việt vươn tầm quốc tế với chứng nhận JAPAN-GMP

Hapacol 80

Cách mỗi 6 giờ, bạn cho trẻ uống Hapacol 80 một lần, không quá 5 lần/ngày. Liều uống trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/ 24 giờ. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng liều như sau:

  • Trẻ em từ 0 – 3 tháng tuổi: uống ½ gói/ lần.
  • Trẻ em từ 4 – 11 tháng tuổi: uống 1 gói/ lần.
  • Nếu có chỉ định từ bác sĩ, bạn cần tuân theo hướng dẫn của họ.

Hapacol 150

Bạn hòa tan thuốc Hapacol 150 vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ, bạn cho trẻ uống một lần, không quá 5 lần/ngày.

  • Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần.
  • Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi uống 1 gói/lần.
  • Bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hapacol 250

Bạn hòa tan thuốc Hapacol 250 vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ, bạn cho trẻ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. Các lần uống cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.

  • Liều uống trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần.
  • Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ.
  • Bạn cũng có thể cho trẻ từ 4-6 tuổi uống 1 gói/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Mẹ nên biết cách hạ sốt nhanh khi trẻ sốt cao từ trên 39 độ

Trẻ em uống thuốc hạ sốt nhiều có sao không?

Uống thuốc hạ sốt theo liều lượng đúng và hướng dẫn sử dụng không gây hại cho trẻ em. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt có thể có những tác động không mong muốn, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu trẻ uống quá liều Hapacol, có thể dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Khó thở
  • Da xanh xao
  • Chảy máu cam
  • Co giật
  • Hôn mê

Trong trường hợp trẻ uống quá liều , cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Hạ sốt đúng cách cho bé

Khi bé bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì bố mẹ nên cho uống thuốc hạ sốt. Liều dùng từ 10-15mg/kg/lần đối với thuốc Paracetamol, không sử dụng quá 60mg/kg/ngày. Với trẻ sơ sinh bị sốt, khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là từ 6-8 tiếng. Với trẻ lớn hơn (trên 6 tháng) thì thời gian dùng liều tiếp theo cách nhau 4-6 tiếng.

Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhanh và an toàn

Với trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng nhiều loại hạ sốt cùng lúc, chẳng hạn như kết hợp Paracetamol và Ibuprofen với nhau vì dễ làm tăng độc tính của thuốc.

Nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau đặt hậu môn cùng với thuốc dạng siro hoặc dạng gói bột đi chăng nữa thì cũng cần canh đúng khoảng cách giữa 2 lần dùng. Nếu muốn kết hợp thì cũng cần đợi tối thiểu 4 giờ sau đó rồi mới cho bé thêm liều hạ sốt thứ 2.

Xem thêm: [Giải đáp] Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

7 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho bé

Tham khảo 7 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con. Các mẹ hãy tham khảo 10 lờ khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con.

Đọc nhãn thuốc trước mỗi lần dùng

Bạn nên tìm hiểu về các thành phần hoạt tính, lượng thuốc là bao nhiêu mỗi lần cho bé uống, thuốc có tương tác hay gây tác dụng phụ gì không, khi nào thì cần gọi bác sĩ, dùng thường xuyên thì sẽ thế nào…

Tại sao bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc mỗi khi cho con uống? Bởi đơn giản là lượng thuốc cho bé uống có thể thay đổi theo thời gian, do bé đã lớn tuổi hơn hoặc là tăng cân so với trước.

Cần đọc kỹ toa hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng

Tham khảo các thành phần hoạt chất

Thành phần hoạt chất quyết định công dụng của thuốc và bạn cần xem xét chúng là gì. Hãy nhớ tên của các thành phần hoạt chất là khác nhau với từng thương hiệu thuốc. Nghĩa là các nhãn thuốc khác nhau có thể cùng thành phần hoạt chất. Vì thế, điều quan trọng là bạn không nên cho bé uống cùng lúc 2 loại thuốc khác nhau nhưng loại cùng thành phần hoạt chất.

Thành phần hoạt chất khác nhau có thể có công dụng tương tự. Ví dụ, cả acetaminophen và ibuprofen đều có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt. Biết được điều này nghĩa là bạn cần tránh cho bé dùng 2 loại thuốc mà có tác dụng tương tự.

Phân biệt liều cho bé và liều cho người lớn

Thuốc hạ sốt và giảm đau dành cho người lớn và trẻ em sẽ có liều lượng khác nhau. Bạn không bao giờ được dùng thuốc của người lớn để cho bé uống, ngay cả với số lượng nhỏ. Đồng thời, bạn cần cho bé đi khám ngay nếu chứng cảm hay sốt ở bé nặng hơn.

Luôn tuân theo hướng dẫn liều lượng

Một số liều thuốc dựa trên trọng lượng, còn một số thuốc dựa vào độ tuổi, vì thế, hãy chắc chắn tuân theo chỉ dẫn đề xuất. Với gợi ý liều thuốc dựa vào độ tuổi của bé, bạn hỏi ý kiến bác sĩ để biết xem bệnh đó là nhẹ hay nặng với tuổi của con mình. Bằng cách này, bạn sẽ cho bé uống lượng thuốc phù hợp. Không bao giờ được tăng liều thuốc đã quy định.

Chỉ sử dụng công cụ định lượng đi kèm với thuốc

Không bao giờ dùng thìa nhà bếp hoặc dùng thìa (cốc) của một loại thuốc khác để ước chừng lượng thuốc cho bé nhà bạn. Thìa nhà bếp có kích thước khác nhau nên không thể chắc chắn là bạn cho con uống đủ lượng.

Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn bé uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Nếu con của bạn bị ho và đau đầu, bạn có thể nghĩ bé cần dùng 2 loại thuốc, mỗi loại cho một bệnh. Nhưng nếu bạn cho bé uống cả 2 loại thuốc cùng lúc, nó có thể gây quá liều. Đọc nhãn thuốc để giúp bạn kiểm tra các thành phần thuốc nhưng tốt nhất, bạn nên hỏi bác sĩ trước.

Không dùng aspirin cho bé dưới 18 tuổi

Aspirin có thể gây ra tình trạng hiếm, đe dọa tới tính mạng, gọi là hội chứng Reye. Không bao giờ được cho bé uống aspirin, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi muốn dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc hạ sốt cũng như cách sử dụng để có thể điều trị an toàn cho trẻ.

Các bài viết khác

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng an toàn, tại nhà

Khi trẻ đi tiêm phòng về bị sốt, không ít bố mẹ luôn tìm cách hạ sốt cho con. Chuyên gia Hapacol sẽ thông...

Đau đầu sau khi ngủ dậy: tại sao bạn lại bị như vậy?

Đau đầu sau khi ngủ dậy hay nhức đầu vào buổi sáng có thể xảy ra vì rất nhiều lý do. Thỉnh...

Cảm cúm nên ăn gì? Top 10 món ăn giúp giải cảm hạ sốt nhanh

Có phải khi bị cảm cúm, bạn thường có thắc mắc người bị cảm cúm nên ăn gì và tránh ăn gì...

Cảm cúm là gì? 6 dấu hiệu cảm cúm dễ nhận biết

Cảm cúm rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh sẽ khiến bạn mệt mỏi...

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em thường gặp phải các vấn đề sức khỏe, trong đó tiêu chảy là một...

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng là điều kiện cần thiết trong thời gian điều trị F0 tại nhà. Một chế độ dinh dưỡng...