Sốt xuất huyết không phải là căn bệnh quá xa lạ nhưng liệu mọi người đã hiểu rõ về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này chưa? Sau sốt xuất huyết bị phát ban khi nào? Một khi sốt xuất huyết phát ban hoành hành, bạn sẽ rất khó kiểm soát tình trạng của người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững những kiến thức cơ bản của sốt xuất huyết và sau sốt xuất huyết bị phát ban.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do bị nhiễm virus Dengue và muỗi vằn là động vật trung gian truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi sau khi hút máu từ người bệnh, sẽ tự ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11 ngày sau đó truyền bệnh cho người khác thông qua các vết đốt. Hai loại muỗi vằn gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus.
Sốt xuất huyết có 4 chủng virus khác nhau gồm virus DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Chính vì thế, mỗi người có thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết tối đa 4 lần. Sau mỗi lần nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ tự được miễn dịch với chủng đó nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm với các chủng virus sốt huyết còn lại.
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn ra quanh năm, đặc biệt dễ bùng phát vào mùa mưa vì đây là giai đoạn muỗi được sinh sản mạnh nhất.
Sau khi bị muỗi chứa virus Dengue đốt, người bệnh sẽ có thời gian từ 3 – 14 ngày ủ bệnh. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa cũng như hệ miễn dịch của mỗi người sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau. Trong thời gian này, các triệu chứng của sốt xuất huyết chưa được biểu hiện rõ rệt.
Sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc, sốt xuất huyết sẽ phát bệnh ra bên ngoài. Thời gian phát bệnh này được kéo dài trong vòng 7 đến 10 ngày. Các nốt phát ban sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ) sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn. Trong những ngày này, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn sốt
Giai đoạn sốt (thường kéo dài từ 3 – 7 ngày). Người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như nhiệt độ cơ thể cao (39 – 40 độ C), đau nhức, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phát hiện bị nổi phát ban dưới da. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bệnh này ở trẻ em, hãy lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Giai đoạn nguy hiểm
Rơi vào ngày thứ 4 kéo dài cho đến ngày thứ 7. Ở giai đoạn này nhiệt độ cơ thể của người bệnh giảm xuống. Trong vòng 24 giờ, huyết tương có thể bị rò rỉ và bệnh nhân bị giảm huyết áp. Chân răng có nguy cơ chảy máu hoặc bị chảy máu cam. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp bệnh nhân bồn chồn, yếu ớt, lượng tiểu cầu thấp, nôn ra máu, xuất huyết nội tạng. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp do xuất huyết nội.
Giai đoạn phục hồi
Đây là giai đoạn người bệnh đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm và bắt đầu hồi phục trong 2 – 3 ngày sau đó. Cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu có các dấu hiệu khả quan như hết sốt, có thể ăn uống, huyết áp ổn định, các chỉ số trong cơ thể trở về bình thường.
Sốt xuất huyết phát ban thường bắt gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách, sốt phát ban có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim, thận và các bộ phận khác trên cơ thể.
Một số vị trí nổi phát ban khi bị sốt xuất huyết
Nếu sau sốt 3 ngày rồi phát ban, các nốt phát ban sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc. Ở những người bệnh, hầu hết triệu chứng sốt xuất huyết phát ban đều biến mất sau khoảng một hoặc hai tuần, tuỳ vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào thời điểm khi cơ thể bệnh nhân không xuất hiện thêm những nốt mẩn đỏ xuất huyết mới. Bệnh sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào.
Thời gian hồi phục cho bệnh nhân sốt xuất huyết từ 1-2 tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh. Về tổng thể, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ phục hồi đáng kể. Lúc này, người bệnh nên chủ động hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, những điều nên làm trong giai đoạn hồi phục.
Xem thêm: Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số cách điều trị cơ bản cho bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ và có thể chủ động điều trị sốt xuất huyết tại nhà để khắc phục những triệu chứng của phát ban như sau:
Đổ mồ hôi quá nhiều khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Bạn cũng có thể uống các loại nước như nước dừa, nước lá đu đủ, các loại nước trái cây khác thường xuyên để giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Hơn nữa, uống đủ nước cũng làm giảm các triệu chứng đau đầu, chuột rút cơ bắp.
Khi bị sốt xuất huyết, bạn sẽ sốt cao, cơ thể và các khớp đau nhức liên tục. Vì vậy, việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Cố gắng và ngủ nhiều nhất có thể.
Kể cả khi bị sốt xuất huyết hoặc sau sốt xuất huyết bị phát ban và sau hồi phục, bệnh nhân nên ăn chế độ ăn giàu chất đạm để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, protein và chất béo cần thiết. Bạn cũng có thể ăn thịt gà, cá, trứng, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa khác để chống lại virus nhanh chóng.
Thuốc giúp hạ sốt và giảm đau, đồng thời làm giảm phát ban khi bị sốt xuất huyết. Không nên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nội, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không được tự ý sử dụng những loại thuốc này nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Để các triệu chứng phát ban mau khỏi, người nhà có thể hạ sốt cho bệnh nhân bằng cách chườm khăn ấm lên trán, nách, cho bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng.
Gió và nước lạnh là hai yếu tố rất nhạy cảm với bệnh nhân sau sốt xuất huyết phát ban. Khi vệ sinh cơ thể, nên thực hiện bằng cách lau người với nước ấm. Nước lạnh có khả năng làm co mạch ngoài da, làm giãn mạch bên trong nội tạng, gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở thể nặng, cần liên hệ ngay với bác sĩ và điều trị tại bệnh viện. Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết cần được đưa đến bệnh viện ngay như:
Xem thêm: Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế
Khi điều trị sốt xuất huyết cho bé, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
Xem thêm: Sốt xuất huyết nên ăn gì?Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
Hiện nay, mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa đạt được như mong đợi, và chưa được phân phối rộng rãi đến cộng đồng. Vì vậy, phương pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là tiêu diệt môi trường sống và ngăn chặn quá trình sinh sản của muỗi. Trong các khu vực có nước đọng trong nhà, cần thực hiện việc làm sạch kỹ càng và đậy kín bình chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng trong đó. Cần dọn dẹp sạch sẽ các vật phẩm phế thải như rác, tô chén, chum vỡ,… có thể chứa nước đọng, vì đó là nơi muỗi có thể phát triển.
Ngoài việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh, bố mẹ cũng cần phòng ngừa muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, sử dụng mùng/màn khi ngủ và lắp đặt lưới cửa sổ. Muỗi vằn sốt xuất huyết thường đốt vào ban ngày, trong khi chúng ta thường chỉ giăng mùng/màn khi ngủ ban đêm. Vì vậy, cần chú ý bảo vệ trẻ vào buổi sáng sớm và chiều tối, tránh cho trẻ tiếp xúc với những khu vực có nước đọng, đặc biệt là nước sạch, vì muỗi sốt xuất huyết không đẻ trứng trong những nơi nước bẩn như cống rãnh.
Mọi đối tượng, mọi độ tuổi cũng đều có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết phát ban. Chính vì vậy, mỗi gia đình nên chủ động trang bị kiến thức về loại bệnh này để có phương hướng xử lý thích hợp cho người bệnh. Đồng thời, hãy chủ động thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị hiệu quả.
Bài viết liên quan: